2025 Còn Phương Thức Xét Học Bạ Không

2025 Còn Phương Thức Xét Học Bạ Không

Xét học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả học tập của thí sinh trong suốt 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Phương thức này được áp dụng bởi nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước, tạo cơ hội cho những thí sinh có học lực tốt nhưng không đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia. Bài viết này, cùng tìm hiểu phương thức này qua chia sẻ tại thptlythaito.edu.vn nhé!

Tips lưu ý khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức xét học bạ

Xét học bạ được xem là phương thức tuyển sinh đại học có nhiều ưu điểm. Mở ra cơ hội cho những em học lực tốt mà không đạt điểm cao kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức này. Hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác để tăng cơ hội trúng tuyển.

Điều chúng tôi muốn nói sau bài viết này là nền tảng cấp 3 rất quan trọng. Chính vì vậy, cha mẹ nên có những định hướng và lựa chọn trường cấp 3 cho con. THPT Lý Thái Tổ luôn sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ trong quá trình chọn trường cho con. Hãy liên hệ nếu cha mẹ muốn tham khảo thêm về vấn đề tuyển sinh THPT 2024 ngay hôm nay.

Trường ĐH Cần Thơ: Điểm chuẩn năm 2022 theo phương thức xét học bạ THPT

BẢNG ĐIỂM CHUẨN Phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ THPT năm 2022 (PHƯƠNG THỨC 3) (Đính kèm Thông báo số 2020 /TB-ĐHCT-HĐTS ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Cần Thơ)

1. Chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao

Tài chính – Ngân hàng (CTCLC)

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (CTCLC)

Công nghệ kỹ thuật hóa học (CTCLC)

2. Chương trình đào tạo đại trà (Xếp thứ tự theo mã ngành)

Tên ngành - chuyên ngành (nếu có)

Ngôn ngữ Anh, 2 chuyên ngành:

- Phiên dịch – Biên dịch tiếng Anh

Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch

Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch

Quản trị kinh doanh (Khu Hòa An)

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Công nghệ thông tin (Khu Hòa An)

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Kỹ thuật cơ khí, 2 chuyên ngành:

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Chuyên ngành Quản lý đất và CN phân bón

Khoa học cây trồng, 2 chuyên ngành:

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Kinh doanh nông nghiệp (Khu Hòa An)

Kinh tế nông nghiệp (Khu Hòa An)

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Quản lý tài nguyên và môi trường

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Chương trình học tại Khu Hòa An (mã ngành có chữ H): được bố trí học tại Cần Thơ năm thứ nhất, năm thứ tư và các học kỳ 3; những năm còn lại học tại Khu Hòa An,

Đối với ngành có nhiều chuyên ngành, thí sinh được chọn học 1 chuyên ngành sau khi làm thủ tục nhập học.

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm học bạ THPT các ngành đào tạo giáo viên vào đại học chính quy năm 2022 (phương thức 4)

Lý do trường đại học "quay lưng" với xét tuyển bằng học bạ

Về lý do bỏ sử dụng điểm học bạ trong xét tuyển đại học từ năm 2025, theo các chuyên gia, việc sử dụng điểm học bạ trong tuyển sinh theo đánh giá từ Bộ GD&ĐT là phương thức chưa bảo đảm chất lượng. Qua thống kê năm 2023, thí sinh trúng tuyển đại học bằng điểm học bạ có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng thấp hơn nhiều so với trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chưa kể, thực tế ở nhiều trường những năm gần đây đã có tình trạng "làm đẹp" điểm học bạ khi các trường đại học tăng chỉ tiêu cho xét điểm học bạ, hoặc cách đánh giá học bạ không có sự đồng nhất giữa các trường, giữa các địa phương nên chưa bảo đảm công bằng cho thí sinh ở các phương thức.

ThS. Lê Phan Quốc - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc loại bỏ phương thức xét học bạ trước hết nhằm giảm bớt sự phức tạp trong các phương thức xét tuyển. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ những thay đổi trong kết quả học tập THPT ở chương trình mới so với trước đây.

Theo ông Phạm Thái Sơn - Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM cho rằng, nhiều trường đại học công lập "quay lưng" với xét học bạ là do điểm học bạ giữa các trường THPT có sự chênh lệch đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác năng lực thí sinh. Sử dụng học bạ làm tiêu chí xét tuyển có thể gây ra sự thiếu công bằng giữa các thí sinh.

Mặt khác các trường muốn giảm thiểu gian lận và làm đẹp điểm số. "Nhiều trường đại học cho rằng việc sử dụng học bạ trong xét tuyển có thể dẫn đến tình trạng gian lận hoặc làm đẹp điểm số, ảnh hưởng đến tính minh bạch trong tuyển sinh".

Ông Sơn cho rằng, việc xét tuyển bằng học bạ khiến học sinh chủ quan, chểnh mảng trong học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT, ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy nhiều trường đại học đã chuyển sang các phương thức xét tuyển khác như sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hoặc kết hợp nhiều tiêu chí để đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh.

SKĐS - 2025 là năm bản lề với nhiều thay đổi trong giáo dục, khi đây là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. Với số môn thi giảm, các trường đại học sẽ phải điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với thay đổi này.

Những trường đại học nào 'chốt' bỏ xét tuyển học bạ năm 2025?

Mới đây, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thông báo, từ năm 2025 sẽ điều chỉnh không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ theo 3 học kỳ mà chỉ sử dụng phương thức xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn của năm lớp 12.

ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung - Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo quy định trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học Bộ GD&ĐT vừa công bố. Trong dự thảo này có quy định khi xét tuyển bằng học bạ THPT phải có kết quả học kỳ II lớp 12 để các trường đánh giá đầy đủ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở bậc phổ thông, đồng thời khuyến khích các em tập trung hoàn tất và đạt kết quả tốt nhất trong năm học cuối cấp. Đồng thời, trường bổ sung phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT để xét tuyển.

Một số trường đại học khác cũng thông tin về việc bỏ hoặc giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét học bạ. Cụ thể, năm 2025, Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự kiến giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm 2024, gồm: xét tuyển thẳng (2%), xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15%). Từ năm 2024, trường này đã bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT.

ĐH Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, không xét tuyển riêng bằng kết quả học bạ. Kể từ năm 2022 trở về trước, ĐH Bách khoa Hà Nội dùng điểm học bạ là điều kiện khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường cũng đã bỏ yêu cầu này.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025. Thay vào đó, trường sử dụng các phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT (10% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10-20% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến áp dụng cho khoảng hơn 30 ngành (40-50% chỉ tiêu mỗi ngành). Với phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trường dành 20-40% chỉ tiêu cho các ngành có sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc 70- 80% cho các ngành còn lại.

Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở phương thức xét điểm học bạ lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12 xuống chỉ còn 15-20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2025. Trường cũng xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT với tỷ lệ 50-60% tổng chỉ tiêu, tương đương với năm 2024.

Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Với quyết định này, các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tiến tới bỏ phương thức ưu tiên xét tuyển học bạ của học sinh tại hơn 100 trường THPT trên toàn quốc nhằm đảm bảo công bằng và giúp thí sinh đỡ bị rối.

Trường ĐH Nha Trang không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025.

Trước đó, các trường đại học Y Dược hàng đầu như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch… đều không sử dụng điểm học bạ làm phương thức xét tuyển.