Ảnh Trường Sa

Ảnh Trường Sa

Ngày 23/10, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử và pháp lý.” Thời gian trưng bày từ nay đến hết ngày 27/10/2024, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 221 Ngô Quyền, phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).

Vị trí địa lý của Trường Sa Hoàng Sa

Hoàng Sa là quần đảo nằm trong khu vực biển khoảng từ 15o15’ đến 17o15’ vĩ độ Bắc, 111o đến 113o kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 13 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm cùng bãi cạn được chia làm hai nhóm (nhóm An Vĩnh nằm ở phía Đông, nhóm Lưỡi Liềm nằm ở phía Tây). Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km2, trong tất cả các đảo, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích 1,5km2.

Trường Sa là quần đảo nằm trong khu vực biển khoảng từ 6o50’ đến đến 12o  vĩ độ Bắc, 111o30’ đến 117o20’ kinh độ Đông, cách TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách huyện đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận khoảng 203 hải lý.

Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn lớn đảo, đá, cồn, san hô và bãi cát. Các đảo quan trọng thuộc quần đảo phải kể đến đảo Trường Sa, Nam Yết, An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Song Tử Tây, Thị Tứ, Tử Đông… Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo Trường Sa là khoảng 3km2, đảo Ba Bình là đảo lớn nhất, rộng khoảng 0,5km2.

Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau và hai quần đảo nằm ngoài khơi Biển Ðông là Hoàng Sa và Trường Sa. Nước ta có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như bằng chứng lịch sử khẳng định rõ ràng Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ 17.

Từ khoảng nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã tổ chức lấy người từ xã An Vĩnh của huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa còn gọi là “đội Hoàng Sa” để thu lượm hàng hóa trên biển, đánh bắt hải sản; đo vẽ sơ đồ, trồng cây cũng như dựng mốc trên quần đảo.

Cho đến thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã tổ chức thêm “đội Bắc Hải”, lấy người thôn Tứ Chính và người xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận để tiến ra quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam thực hiện hành động xác nhận chủ quyền tại đây.

Rất nhiều chứng cứ, tư liệu chứng tỏ ngay từ thế kỷ 17 đất nước ta đã thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi nơi này còn là lãnh thổ vô chủ. Việt Nam là quốc gia duy nhất thực hiện chủ quyền với hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình, không gặp phải bất cứ sự phản đối của quốc gia nào.

Các nguồn tư liệu lịch sử khẳng định Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Điển hình như Đại Nam thực lục - bộ sử sách lớn nhất của triều Nguyễn ghi chép rất rõ nét về các hoạt động trong việc quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Bên cạnh đó, các Châu bản triều Nguyễn cũng là các văn bản hành chính chính thức có dấu son của vua nhà Nguyễn (1802-1945) như một bằng chứng không thể chối cãi, khẳng Nhà nước quân chủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Nhiều bản đồ của phương Tây trong suốt thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đều có hình vẽ, ghi chú vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam, công nhận hai quần đảo này là một phần thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời kỳ Thực dân Pháp đặt ách cai trị Đông Dương vào thế kỷ 19, Pháp đại diện cho triều Nguyễn tiếp tục quản lý hai quần đảo. Theo Hiệp ước Patenôtre năm 1884, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, từ năm 1925 đến năm 1927, Pháp tổ chức điều tra thổ nhưỡng, khí hậu, nghiên cứu mỏ và duy trì tuần tra trên Hoàng Sa. Các năm 1930-1933, chính quyền Pháp đưa quân đội đóng giữ ở quần đảo Trường Sa.

Đến năm 1933, Pháp sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, năm 1938 thì thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng khoảng thời gian này, Pháp đặt cột mốc, xây dựng ngọn hải đăng cùng các trạm khí tượng, vô tuyến điện trên Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Ðại. Năm 1951, đại diện của chính phủ Bảo Ðại do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Hữu làm trưởng đoàn đã tham gia Hội nghị San Francisco, trước đại diện của 51 quốc gia (có Trung Quốc). Tại hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định một lần nữa chủ quyền quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam.

Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều hoạt động như quyết định thành lập đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Trường Sa và huyện Hoàng Sa, mà nay huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong huyện Trường Sa còn có các đơn vị nhỏ hơn, như thị trấn Trường Sa, gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận; xã Song Tử Tây; xã Sinh Tồn…

Tổ chức hành chính tại Trường Sa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, trong đó gọi Trường Sa là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đưa quần đảo Trường Sa vào phạm vi hành chính của xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[68]

Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập huyện Trường Sa trên cơ sở toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa mà trước đây được quy thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai.[188][Ghi chú 16] Tuy nhiên, ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính quyền Việt Nam đã chuyển huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh.[189] Từ ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng tên và các đảo, đá, bãi phụ cận.[190]

Từ năm 1959, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa (gồm bãi Macclesfield và một số thực thể địa lý thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa (tiếng Trung: 西南中沙群岛办事处; Hán-Việt: Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ) dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Tháng 3 năm 1969, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa đổi tên thành Ủy ban Cách mạng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông (tiếng Trung: 广东省西、南、中沙群岛革命委员会; Hán-Việt: Quảng Đông tỉnh Tây, Nam, Trung Sa quần đảo Cách mạng Ủy viên hội), đến tháng 10 năm 1981 lại đổi về tên Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông (tương đương cấp huyện).[191] Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.

Tháng 11 năm 2007, có tin Trung Quốc đã thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trên biển Đông.[192] Theo Trung Quốc, thực tế vì gặp phản ứng ở Việt Nam nên việc thành lập này bị dừng lại, tuy nhiên đô thị cấp huyện Tam Sa vẫn tồn tại trên danh nghĩa.[191] Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.[193] Cơ quan chính quyền thành phố Tam Sa đóng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Ngày 18 tháng 4 năm 2020, Trung Quốc tuyên bố thành phố Tam Sa thành lập hai quận: quận Tây Sa và quận Nam Sa, trong đó quận Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa, chính phủ nhân dân quận Nam Sa đóng trên đá chữ Thập.[194]

Ngày 16 tháng 2 năm 1990, Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) chấp thuận cho thành phố Cao Hùng thành lập một Ủy ban quản lý để tiếp quản đảo Ba Bình của quần đảo Trường Sa, quy thuộc khu Kỳ Tân của thành phố. Ngày 28 tháng 1 năm 2000, Cục Tuần phòng Bờ biển (tức Tuần duyên) được thành lập và là cơ quan tiếp quản đảo Ba Bình, thực thi pháp luật chống buôn lậu, nhập cư trái phép và kiểm tra thương thuyền (ngư thuyền).[40]

Năm 1978, Philippines thành lập đô thị tự trị Kalayaan thuộc tỉnh Palawan trên cơ sở Nhóm đảo Kalayaan. Hiện thời đơn vị hành chính này chỉ có một barangay là Pag-asa (tức đảo Thị Tứ), nằm cách đảo Palawan 285 hải lý về phía tây.[195]

Ngoài các nhân viên quân sự đồn trú, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có các cư dân. Theo kết quả của cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, huyện Trường Sa có 195 cư dân (128 nam và 67 nữ), trong đó 82 cư dân sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa).[2]

Theo điều tra dân số và nhà ở của Philippines vào năm 2010, đô thị tự trị Kalayaan có 222 cư dân, tất cả đều sinh sống trên đảo Thị Tứ (Pag-asa).[3]

Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992), Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lý cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.[196]

Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa. Từ tháng 5 năm 2005, Việt Nam đã cho xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại bãi đá Tây; diện tích đến 2013 đã đạt 3.000 mét vuông, sở hữu trang bị hiện đại, hỗ trợ nhiều mặt cho ngư dân.[198] Về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, hiện địa chất vùng biển quần đảo vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Tháng 6 năm 1976, Philippines khoan được dầu mỏ tại khu phức hợp Nido ở ngoài khơi đảo Palawan.[129]

Vùng biển Trường Sa cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và "hiện tại" hơn một nửa số tàu chở dầu siêu trọng của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính. Tuy nhiên, tàu thuyền lưu thông qua vùng này có thể gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nguy hiểm từ gió bão, sóng lớn và nguy cơ bị mắc cạn hay va phải các rạn đá ngầm.

Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa.[201] Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch.[202] Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa.[203] Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.[cần dẫn nguồn]

Theo báo cáo Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, đầu tháng 12/2013, Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo trên các đá và bãi đá ngầm do họ kiểm soát tại Trường Sa. Từ tháng 12/2013 cho tới tháng 6/2015, Trung Quốc đã mở rộng 1.170 ha đảo nhân tạo. Tại các nơi Trung Quốc xây cất đảo, nước này đào các kênh sâu cùng các điểm đậu để tàu cỡ lớn có thể cập bến. So với các nước xung quanh cũng cải tạo đảo, chỉ trong 20 tháng Trung Quốc cơi nới gấp 17 lần diện tích các nước khác gộp lại trong 40 năm và chiếm tới 95% tổng diện tích đảo nhân tạo trong Biển Đông. Cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng có thể giúp tăng sự hiện diện quyền lực của nước này ở Biển Đông.[204] Các đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng chiến đấu ở quần đảo Trường Sa. Nước này cũng có thể sử dụng chúng để săn tàu ngầm trong và ngoài vùng biển này nhằm bảo vệ các tàu ngầm của họ.[205]

Ngày 16/9/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói Hoa Kỳ sẽ hoạt động trên bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Việc biến một bãi đá ngầm thành sân bay không đồng nghĩa với quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế các phương tiện hàng không và hàng hải.[205]

Tại quần đảo Trường Sa có bốn đường băng được xây dựng từ trước[7] và 3 đường băng do Trung Quốc mới xây dựng trên 3 hòn đảo nhân tạo.

Năm 2005, công ty Smart Communications của Philippines đã cử người ra đảo Thị Tứ để xây một tháp thu phát sóng di động GSM thông qua thiết bị đầu cuối có độ mở rất nhỏ (VSAT).[215] Từ năm 2007, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã cho khảo sát và lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di động tại một số nơi thuộc Trường Sa. Sau khi được lắp đặt, phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép binh sĩ đồn trú truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G.[216] Từ tháng 5 năm 2010, Công ty Tập đoàn Thông tin Di động Trung Quốc (China Mobile) và hải quân Trung Quốc đã bắt đầu phủ sóng thông tin di động trên các rạn đá ngầm do nước này kiểm soát, bao phủ tổng diện tích là 280 km². Tại điểm đóng quân chính là đá Chữ Thập còn có một trạm dự phòng.[217] Đầu tháng 2 năm 2013, Thông tấn xã Trung ương của Đài Loan thông báo công ty Trung Hoa Điện Tín (Chunghwa Telecom) đã hoàn tất lắp đặt hệ thống viễn thông tại đảo Ba Bình. Hoạt động thông qua vệ tinh ST-2, hệ thống này không những đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân viên của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trên đảo mà còn phủ sóng vùng biển lân cận, hỗ trợ tích cực cho các tàu tuần tra và tàu đánh cá.[218]