Khoa Chẩn đoán hình ảnh bao gồm đội ngũ bác sĩ và kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm, thực hành tốt y học thực chứng nhằm đem lại kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ thăm khám chẩn đoán hình ảnh tốt nhất với tính hiệu quả, điều kiện vệ sinh, an toàn tia xạ cũng như chất lượng của hình ảnh.
Làm gì để thoát khỏi cơn đau tai?
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm cơn đau tai tại nhà như: chườm lạnh hoặc chườm nóng dọc theo bên ngoài tai, sử dụng thuốc giảm đau (nên dùng theo chỉ định của bác sĩ), nằm kê đầu cao hơn (có thể sử dụng hai gối mềm để kê lên). Lưu ý: không tự ý dùng thuốc tai không kê đơn hay dầu ô liu. Không tự ý làm sạch tai bằng tăm bông.
Đau tai có thể tự khỏi không?
Nếu cơn đau tai của bạn là do nhiễm trùng tai giữa do siêu vi, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày và thường không cần dùng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nếu đau tai do nhiễm trùng tai ngoài, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh để điều trị. Bạn không nên tự cố gắng loại bỏ bất cứ thứ gì bên trong tai khi bị đau. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị đau tai và các bệnh tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hầu hết chúng ta đều có thể bị đau tai vào một thời điểm nào đó trong đời. Cơn đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở nên nặng hơn hoặc đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến bệnh viện, thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm.
Đau tai khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện: cơn đau tai kéo dài và ngày càng đau nặng hơn, có chất lỏng chảy ra từ tai, giảm thính giác, sốt, đang bị tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trẻ dưới 2 tuổi bị đau tai.
Thăm hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng đau tai diễn ra như thế nào, mức độ đau cũng như tần suất xuất hiện cơn đau. Người bệnh cần liệt kê tất cả những triệu chứng gần nhất và hiện tại đang có biểu hiện nào hay không như: sốt, giảm thính lực, mất thăng bằng, chóng mặt, chảy nước từ tai hoặc ù tai,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi về tình trạng sức khỏe gần đây của người bệnh, có bị chấn thương gì ở mặt hoặc tai hay không.
Việc kiểm tra thể chất bao gồm: kiểm tra tai ngoài, ống tai và màng nhĩ bằng kính soi tai. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mũi, miệng và xoang, ấn vào khớp thái dương hàm, xem xét răng hàm phía sau để kiểm tra các dấu hiệu nghiến răng thường xuyên, kiểm tra cổ để tìm hạch bạch huyết phì đại hoặc các khối u khác có thể dẫn đến đau tai.
Các bài kiểm tra thính giác thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thính giác. Khi đó, bác sẽ đánh giá khả năng nghe các tần số khác nhau của người bệnh và tìm ra nguyên nhân gây đau tai.
Các xét nghiệm tiền đình có thể giúp đánh giá tai trong của bệnh nhân trong tường hợp người bệnh có các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng.
Nếu có nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là bị viêm xương chũm, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu. Kết quả của xét nghiệm này cũng có thể loại trừ được mối lo ngại như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, giang mai.
Việc điều trị cơn đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật và các biện pháp giúp giảm đau tại nhà.
Bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc không kê đơn như Tylenol hoặc Ibuprofen. Thuốc nhỏ tai có thể được khuyên dùng để giúp giảm đau.(2)
Trường hợp bị nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể là dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị các nguyên nhân gây đau tai nghiêm trọng như: viêm xoang do vi khuẩn, viêm tai ngoài nặng, viêm màng ngoài tim, viêm xương chũm, viêm mô tế bào quanh tau. Nhiễm trùng nặng như bị viêm màng sụn và viêm mô tế bào có thể cần dùng đến kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Nhưng trong nhiều trường hợp thì người bệnh không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Ở trẻ em, thuốc kháng sinh như amoxicillin có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai nặng hoặc kéo dài hơn một vài ngày.
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đau tai là do nhiễm trùng tai giữa mãn tính hoặc rối loạn chức năng ống eustachian dai dẳng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật này giúp màng nhĩ kín, tránh tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài, tránh tình trạng nghe kém ngày càng nặng. Được chỉ định cho các bệnh nhân lỗ thủng màng nhĩ đơn thuần, đã điều trị tai khô hết đợt nhiễm trùng. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp bị đau tai do khối u, viêm xương chũm nặng hoặc hình thành áp xe trong viêm màng sụn.
Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà
Để phòng ngừa đau tai, bạn có thể áp dụng một số cách sau: