Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 2.608 thí sinh. Kết quả thi của tổ hợp dao động từ 5,55 - 27,05 điểm. Điểm trung bình là 15,52 điểm, điểm trung vị là 15,50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16,86 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 1.180 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45,25%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm). Có 26,88% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 9,20% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của tổ hợp này là 27,05 điểm (1 thí sinh).
Tổ hợp điểm thi K01 (toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên)
Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 5.158 thí sinh. Kết quả thi của tổ hợp K01 dao động từ 4,72 - 27,37 điểm. Điểm trung bình là 15,50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16,75 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 2.356 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45,68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm). Có 25,57% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 8,12% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của tổ hợp này là 27,37 điểm (1 thí sinh).
Đề cương ôn tập Bài thi đánh giá tư duy năm 2022
Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để đánh giá năng lực của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Kỳ thi đánh giá tư duy được thiết kế nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực thiết yếu của học sinh để theo học thành công trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
Nội dung kiến thức và các câu hỏi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới. Kỳ thi đánh giá tư duy có thời lượng 270 phút, chia làm 4 phần:
Kết quả của Bài thi đánh gia tư duy là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy của ĐHBK Hà Nội và nhiều trường đại học khác theo các tổ hợp K00, K01, K02.
Đề cương ôn tập bài thi đánh giá tư duy 2022
https://drive.google.com/file/d/1evfvDlcuU8L2vgWijjK0kne7taKhP9xg/preview
Thí sinh tham khảo các ngành/chương trình đào tạo sử dụng tổ hợp K00, K01, K02 để xét tuyển TẠI ĐÂY.
Hoặc theo Đề án tuyển sinh năm 2022
Hôm nay (24/7/2022), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy. Thủ khoa cả 3 tổ hợp là em Đỗ Đức Tú - học sinh Chuyên Toán Trường THPT Chuyên Bắc Giang với điểm thi 3 Tổ hợp là: K00 đạt 26,61, K01 là 27,37 và K02 là 27,05.
Đánh giá về phổ điểm Kỳ thi Đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội năm nay, PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội - nhận xét: “Phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học cho các trường nhóm trên và nhóm giữa. Đề thi có tính phân loại cao và không hề dễ dàng đạt kết quả tổng 3 môn trên 15.0 điểm. Cả 3 nội dung thi (Toán – Đọc hiểu, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên) tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức THPT”.
Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất để đăng ký xét tuyển vào các chương trình mà mình mong muốn được học.
Kết quả phổ điểm các tổ hợp điểm thi của bài thi như sau:
1. Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên – K01
Hình 1. Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K01
Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 5.158 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp K01 dao động từ 4.72 – 27.37 điểm. Điểm trung bình là 15.50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.75 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 2.356 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45.68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm).
Có 25.57% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 8.12% thí sinh có điểm từ 21 trở lên.
Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27.37 điểm (01 thí sinh).
2. Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh – K02
Hình 2. Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K02
Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 2.608 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp dao động từ 5.55 – 27.05 điểm. Điểm trung bình là 15.52 điểm, điểm trung vị là 15.50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.86 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 1180 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45.25%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm).
Có 26.88% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 9.20% thí sinh có điểm từ 21 trở lên.
Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27.05 điểm (01 thí sinh).
3. Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh – K00
Hình 3. Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K00
Tổng số thí sinh có đủ 4 đầu điểm thi trong tổ hợp là 1.701 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp K00 dao động từ 8.57 – 35.49 điểm. Điểm trung bình là 20.35 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 19.65 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 20 điểm) là 794 thí sinh (chiếm tỷ lệ 46.68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (40 điểm).
Có 21.69% thí sinh có điểm từ 24 trở lên và 6.41% thí sinh có điểm từ 28 trở lên.
Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 35.49 điểm quy đổi về thang điểm 30* đạt 26.61 (01 thí sinh).
(*Cách quy đổi tổ hợp K00 về thang điểm 30 để xét tuyển: Điểm xét tuyển = (Toán + đọc hiểu + KHTN + tiếng Anh) x 3/4)
KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY QUA NHỮNG CON SỐ
6.271: Tổng số thí sinh dự thi (6.271 thí sinh dự thi phần thi Toán + Đọc hiểu, 5.158 thí sinh dự thi phần thi KHTN và 2.608 thí sinh dự thi phần thi tiếng Anh);
1 thí sinh đạt điểm Toán tuyệt đối 15/15;
1 thí sinh đạt điểm cao nhất bài thi Khoa học tự nhiên đạt 8,89/10;
1 thí sinh đạt điểm cao nhất môn tiếng Anh 9,34/10.
Sáng 15/7, hơn 7.000 thí sinh trên cả nước hoàn tất buổi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức tại 5 cụm thi: Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng.
Tại cụm thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng nay, có một phòng thi đặc biệt có duy nhất 1 thí sinh. Qua khai báo y tế của thí sinh ở Hà Nội vào chiều 14/7 về việc mắc Covid-19, Cụm thi này đã bố trí phòng thi đặc biệt, đáp ứng yêu cầu về phòng – chống dịch Covid-19 cho thí sinh.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức thi, các thí sinh không có khẩu trang sẽ được phát ngay từ cổng vào. Tại mỗi điểm thi đều bố trí cán bộ y tế kèm các vật tư y tế thiết yếu để hỗ trợ.
Với phòng thi có thí sinh mắc Covid-19, nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết bảo đảm cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát các phòng thi riêng, thực hiện nghiêm túc việc thực hiện phòng, chống dịch.
Khi hết giờ làm bài, cán bộ coi thi tại phòng thi riêng thu bài thi, sắp xếp, kiểm đếm bài thi của thí sinh; sau đó, cùng cán bộ giám sát niêm phong túi đựng bài thi của phòng thi và khử khuẩn để bàn giao nguyên túi đựng bài thi đã niêm phong cho trưởng điểm thi ngay khi kết thúc buổi thi.
Kết thúc buổi thi đầu tiên, nhiều thí sinh nhận xét đề thi đánh giá tư duy năm 2022 khá dài. Tuy nhiên, nhiều thí sinh không bất ngờ với độ khó, độ dài của đề thi vì đã 2 lần thi thử đề thi đánh giá tư duy do trường tổ chức. Không nhiều thí sinh tự tin được mức 7 điểm.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, đề thi thông thường chia ra 3 bậc: Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng sáng tạo.
“Với đề thi tốt nghiệp THPT, câu hỏi bậc Thông hiểu chiếm khoảng 50%; còn với đề thi Đánh giá tư duy, câu hỏi Thông hiểu chỉ chiếm khoảng 20% và gia tăng ở phần Vận dụng và Vận dụng sáng tạo. Phần Vận dụng sáng tạo là phần chủ chốt của việc phân loại”, ông Điền nói.
Ông Điền cho hay, những thí sinh thực sự xuất sắc mới làm được các câu hỏi trong phần vận dụng sáng tạo.
Bên cạnh đó, theo ông Điền, việc thiết kế bài thi Đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
“Phần đọc hiểu bài text đề thi Đánh giá tư duy khá nhiều trang. Chúng tôi lồng ghép vào đề thi hai nội dung tự luận Toán và Tiếng Anh để các thí sinh thể hiện khả năng về tư duy logic và cách trình bày. Tất cả những nội dung đó mang tính phân loại cao hơn nhiều so với các kỳ thi khác”, ông Điền nói và dự đoán đề thi Đánh giá tư duy của Bách khoa sẽ không có mưa điểm 9, điểm 10 và điểm chuẩn không đến 27.
Hiện, có 20 trường đại học công nghệ kỹ thuật sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Bách khoa Hà Nội tổ chức để xét tuyển. Mới đây, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng thêm phương thức tuyển sinh sử dụng kết quả từ Kỳ thi Đánh giá tư duy.
Sau chiều 15/7, toàn bộ bài thi của Kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được vận chuyển về Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa sẽ lập Ban Chấm thi, tổ chức chấm thi.
Dự kiến, ngày 24/7, Trường ĐH Bách khoa sẽ công bố điểm thi của các thí sinh cùng với thời điểm công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh nhập số báo danh và thông tin cá nhân của mình trên hệ thống sẽ hiển thị điểm bài thi đánh giá tư duy.
Hôm nay 15/7, hơn 7.000 thí sinh dự Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức tại nhiều điểm thi trên cả nước.
Ngày 13/7/2022, Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận được kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 từ cơ quan chức năng của Bộ Công an.
Nhiều chiêu thức gian lận tinh vi, sử dụng công nghệ cao đã được phát hiện ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Bài thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment - TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.
Theo đó, bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Bài thi TSA gồm ba phần thi độc lập (Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề) tập trung đánh giá năng lực thí sinh, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Về phương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá năng lực TSA có một số điểm đáng chú ý.
Ban Tuyển sinh- Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phương pháp chấm điểm truyền thống là sử dụng điểm thô để làm kết quả đánh giá bài thi cuối cùng. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, điểm thô của bài thi là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi đó.
Thí dụ như, với đề kiểm tra có 100 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng thí sinh đạt được 1 điểm. Nếu làm đúng được 70 câu thí sinh sẽ được 70 điểm. Điểm số này gọi là điểm thô và được sử dụng trong việc xét kết quả cũng như so sánh với điểm của các thí sinh khác.
Một trong những nhược điểm của việc sử dụng điểm thô là khó phân biệt được khả năng của thí sinh có cùng mức điểm thô khi làm cùng một đề thi ở cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi tính điểm năng lực bằng điểm thô, năng lực của thí sinh sẽ thay đổi khi làm hai đề thi có độ khó khác nhau ở cùng một thời điểm. Thí dụ trong một đợt thi, thì các thí sinh làm đúng 70 câu hỏi bất kỳ sẽ có cùng điểm thô là 70 điểm.
Trong thực tế, các thí sinh này có thể trả lời đúng tập hợp các câu hỏi khác nhau và độ khó của các câu hỏi này trong đề thi cũng khác nhau vì vậy điểm 70 không phản ánh đúng năng lực của các thí sinh này.
Để giải quyết vấn đề này, các kỳ thi quan trọng ở các nước trên thế giới đã sử dụng các lý thuyết đo lường giáo dục hiện đại để có thể ước lượng năng lực của thí sinh một cách chính xác và tin cậy hơn. Một trong số đó là áp dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi. Lý thuyết này đưa ra giả thuyết là mỗi thí sinh trả lời một câu hỏi trong đề kiểm tra có mức năng lực nhất định và thí sinh có năng lực cao sẽ có xác suất trả lời đúng câu hỏi bất kỳ cao hơn so với thí sinh có năng lực thấp. Dựa vào lý thuyết này có thể định lượng được các tham số như độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi cũng như năng lực của thí sinh và các yếu tố này độc lập với nhau.
Điều này có nghĩa các tham số là đặc trưng của câu hỏi, không phụ thuộc vào mẫu thí sinh trả lời câu hỏi đó và ngược lại, năng lực của thí sinh là bất biến đối với các câu hỏi mà các em trả lời. Do đó, việc ước lượng năng lực của thí sinh sẽ đáng tin cậy hơn so với cách tính bằng điểm thô.
Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp.
Bài thi đánh giá tư duy TSA của đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi trong việc tính toán điểm số TSA của học sinh. Với cách tính như vậy, các thí sinh mặc dù có cùng số điểm thô nhưng căn cứ vào mức độ khó của các câu hỏi mà từng thí sinh trả lời được thì mức năng lực tương ứng sẽ được ước lượng, sau đó, điểm số này sẽ được quy đổi về thang điểm 100.
Barem chấm điểm sẽ được hình thành sau khi có kết quả làm bài thi của thí sinh sau mỗi đợt thi. Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp. Barem chấm điểm hình thành theo nguyên tắc câu hỏi có mức độ tư duy cao sẽ được điểm cao tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng, câu có mức độ tư duy thấp sẽ được điểm thấp trong tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính công bằng giữa các đợt thi với nhau, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng áp dụng bộ câu hỏi "cầu" chuẩn - hay còn gọi là câu hỏi cầu nối, câu hỏi chung - giữa các đề thi để đưa các chỉ số đánh giá kỳ thi về cùng một thang đo. Công nghệ này sẽ bảo đảm các thí sinh trong đợt thi khác nhau đều được đánh giá trên cùng một thang đo chung, từ đó bảo đảm tính công bằng về kết quả giữa các đợt thi.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, đã có gần 50.000 lượt với tổng số khoảng 21.000 thí sinh tham dự thi Đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy. Năm 2025, dự kiến các đợt thi Đánh giá tư duy sẽ được tổ chức trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.
HHT - Mới đây, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy. Thủ khoa cả 3 tổ hợp là thí sinh Đỗ Đức Tú - học sinh Chuyên Toán Trường THPT Chuyên Bắc Giang với điểm thi 3 Tổ hợp là: K00 đạt 26,61, K01 là 27,37 và K02 là 27,05.
Đánh giá về phổ điểm Kỳ thi Đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội năm nay, PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội - nhận xét: “Phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học cho các trường nhóm trên và nhóm giữa. Đề thi có tính phân loại cao và không hề dễ dàng đạt kết quả tổng 3 môn trên 15.0 điểm. Cả 3 nội dung thi (Toán - Đọc hiểu, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên) tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức THPT”.
Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất để đăng ký xét tuyển vào các chương trình mà mình mong muốn được học.
Kết quả phổ điểm các tổ hợp điểm thi của bài thi như sau:
Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên - K01
Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K01.
Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 5.158 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp K01 dao động từ 4.72 - 27.37 điểm. Điểm trung bình là 15.50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.75 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 2.356 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45.68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm).
Có 25.57% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 8.12% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27.37 điểm (01 thí sinh).
Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh - K02
Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K02.
Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 2.608 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp dao động từ 5.55 - 27.05 điểm. Điểm trung bình là 15.52 điểm, điểm trung vị là 15.50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.86 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 1180 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45.25%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm).
Có 26.88% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 9.20% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 27.05 điểm (01 thí sinh).
Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh - K00
Phổ điểm của tổ hợp điểm thi K00.
Tổng số thí sinh có đủ 4 đầu điểm thi trong tổ hợp là 1.701 thí sinh.
Kết quả thi của tổ hợp K00 dao động từ 8.57 - 35.49 điểm. Điểm trung bình là 20.35 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 19.65 điểm.
Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 20 điểm) là 794 thí sinh (chiếm tỷ lệ 46.68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (40 điểm).
Có 21.69% thí sinh có điểm từ 24 trở lên và 6.41% thí sinh có điểm từ 28 trở lên. Điểm cao nhất của Tổ hợp này là 35.49 điểm quy đổi về thang điểm 30* đạt 26.61 (01 thí sinh).
*Cách quy đổi tổ hợp K00 về thang điểm 30 để xét tuyển: Điểm xét tuyển = (Toán + Đọc hiểu + KHTN + Tiếng Anh) x 3/4.
KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY QUA NHỮNG CON SỐ
6.271: Tổng số thí sinh dự thi (6.271 thí sinh dự thi phần thi Toán + Đọc hiểu, 5.158 thí sinh dự thi phần thi KHTN và 2.608 thí sinh dự thi phần thi tiếng Anh);
1 thí sinh đạt điểm Toán tuyệt đối 15/15;
1 thí sinh đạt điểm cao nhất bài thi Khoa học tự nhiên đạt 8,89/10;
1 thí sinh đạt điểm cao nhất môn tiếng Anh 9,34/10.
Ngày 23/12/2022, ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh cấu trúc và nội dung đề thi Đánh giá tư duy do trường tổ chức.
5 thay đổi quan trọng trong bài thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023
Năm 2023, bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội có nhiều điểm khác biệt về cấu trúc, hình thức, thời gian, thang điểm, nội dung thi, cách thức thi. Cùng so sánh điểm khác biệt trong đề thi của năm 2022 và 2023 tại bảng dưới đây:
Năm 2022, kỳ thi diễn ra tại 5 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Nghệ An. Năm 2023, nhà trường dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi.
Lý giải cho sự thay đổi về cấu trúc và nội dung thi, đại diện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nhà trường muốn tận dụng kết quả xét tuyển bài thi đánh giá tư duy không chỉ tại các trường thuộc khối ngành kỹ thuật mà các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược đều có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển.
Như vậy, so với năm 2022 đề thi đánh giá tư duy có sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc và nội dung thi có lợi cho thí sinh. Thí sinh cần cập nhập thông tin đề thi để có lộ trình học ôn kỳ thi Đánh giá tư duy một cách hiệu quả.
Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.
Ngày 9/4/2023 vừa qua, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi thử online cho Kỳ thi Đánh giá tư duy trên hệ thống https://tsa.hust.edu.vn. Đây là đợt thi thử của Nhà trường nhằm giúp thí sinh làm quen với cấu trúc cũng như cách thức thi của Bài thi năm 2023.
Theo phổ điểm mới được công bố, 45-50% thí sinh tham gia dự bài thi thử đạt kết quả khá, giỏi (từ 65 điểm trở lên). Trong đó, có 4 thí sinh đạt điểm tuyệt đối (trả lời đúng 40/40 câu) phần Tư duy Toán học.
Theo PGS. Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, số lượng thí sinh đạt số câu đúng từ 60-70 câu chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong bảng vàng kết quả bài thi, có 3 thí sinh đạt điểm cao nhất với 93/100 câu đúng. Đặc biệt, bài thi có 4 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần Tư duy Toán học và 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần Tư duy Đọc hiểu.
Kết quả ghi nhận trên hệ thống cho thấy đến hết buổi sáng ngay 9 tháng 4, có gần 6.000 thí sinh tham gia thi thử với đầy đủ 3 phần thi. Sau khi phân tích kết quả cho thấy, tổng thể bài thi đạt chất lượng tốt,, bao phủ được toàn bộ yêu cầu về mục tiêu đề ra. Phổ điểm có hình chuông với đỉnh phổ ở khoảng 60-65 câu đúng, thể hiện tính phân loại cao để phục vụ tuyển sinh đại học.
Dựa trên kết quả làm bài của thí sinh, hệ thống đã phân tích biểu đồ phân bố khả năng tư duy của thí sinh, phổ điểm của bài thi (số lượng câu trả lời đúng) theo 3 phần thi như sau:
Bài thi thử được thiết kế minh họa theo đúng cấu trúc và nội dung của một bài thi thật, gồm có 3 phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
Trong đó, phần thi Tư duy Toán học gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút); phần thi Tư duy Đọc hiểu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm (30 phút); phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút). Thí sinh lần lượt làm từng phần thi theo đúng khung thời gian quy định với tổng thời lượng là 150 phút.
Hội đồng tuyển sinh Kỳ thi Đánh giá tư duy cho biết sẽ tiếp tục mở hệ thống thi thử để thí sinh có thể trải nghiệm và ôn tập bài thi tại nhà đến cuối tháng 4.
PGS. Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định: “Với phổ điểm đã công bố, kỳ thi không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ bởi đa số thí sinh có thể hoàn thành bài thi với số điểm tốt. Với những điều chỉnh về nội dung của kỳ thi năm nay, Đánh giá tư duy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để các em có thể tự tin sử dụng kết quả của kỳ thi xét tuyển vào trường đại học mong muốn”.
Theo đề án tổ chức Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi chính thức trong 3 đợt vào các ngày 10/6, 17/6 và 8/7. Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Đà Nẵng.
Từ 9h00 ngày 10/4/2023, Hệ thống đăng ký dự thi chính thức mở và đến nay ghi nhận hơn 10.000 lượt đăng ký trên trang chủ (https://tsa.hust.edu.vn). Bên cạnh đó, hiện tại đã có hơn 30 trường ĐH khác trong cả nước cũng sẽ sử dụng kết quả của Kỳ thi này để xét tuyển đại học năm 2023.
Danh sách 32 đại học, trường đại học và học viện sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023:
2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
3. Trường ĐH Giao thông vận tải
9. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
10. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
21. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
26. Học viện Chính sách và phát triển
28. Học viện CN Bưu chính – Viễn thông (cơ sở phía bắc)
29. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 1)
31. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vinh
32. Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà
Bài thi đánh giá tư duy tính điểm như thế nào vậy ạ?
Thang điểm của bài thi đánh giá tư duy là 100 điểm. Trong đó, phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề mỗi phần 40 điểm, phần Tư duy đọc hiểu là 20 điểm em nhé.
MỞ LỚP LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC ĐGNL & ĐGTD 2025
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Hôm nay 24.7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố kết quả thi kỳ thi đánh giá tư duy do trường này tổ chức ngày 15.7 vừa qua. Đây là kỳ thi được Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng làm căn cứ xét tuyển ĐH, với khoảng 50 - 60% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu là 7.990). Ngoài ra, có hơn 20 trường ĐH khác, hầu hết ở phía bắc, cũng sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển ĐH.
Kỳ thi có 6.271 thí sinh, đều dự thi phần thi toán và đọc hiểu, 5.158 thí sinh dự thi phần thi khoa học tự nhiên và 2.608 thí sinh dự thi phần thi tiếng Anh.
Kết quả, có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần toán (15/15 điểm), 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu (5/5 điểm). Hai phần còn lại không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối. Phần tiếng Anh có 1 em điểm cao nhất, đạt 9,34/10 điểm; phần khoa học tự nhiên cũng có 1 em điểm cao nhất, đạt 8,89/10 điểm.
Ngay sau khi công bố kết quả thi, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho phân tích phổ điểm. Theo đó, cả 3 tổ hợp không có tổ hợp nào có thí sinh đạt điểm tối đa. Tổ hợp có kết quả cao nhất là K01 (toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên) cũng chỉ có 1 em đạt 27,35 điểm với thang điểm 30. Tổ hợp K00 (toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên, tiếng Anh) có 1 em đạt 35,49 điểm với thang điểm 40, khi xét tuyển thì Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ quy về thang điểm 30 để xét.
Thủ khoa là em Đỗ Đức Tú, học sinh lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Bắc Giang. Đặc biệt, Tú là thủ khoa của cả 3 tổ hợp.
Các lãnh đạo và cán bộ phụ trách tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đều đánh giá cao chất lượng đề thi (thông qua phổ điểm).
Theo ông Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, phổ điểm các tổ hợp điểm thi đều tiệm cận mức chuẩn, có tính phân loại cao, đạt các mục tiêu đã đề ra của kỳ thi đánh giá tư duy. Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất để đăng ký xét tuyển vào các chương trình mà mình mong muốn được học.
Ông Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhận xét: “Phổ điểm phù hợp đối với một kỳ thi để tuyển sinh ĐH cho các trường nhóm trên và nhóm giữa, thể hiện ở chỗ đề thi có tính phân loại cao và không hề dễ dàng đạt điểm tối đa. Cả 3 nội dung thi (toán - đọc hiểu, tiếng Anh, khoa học tự nhiên) tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức THPT”.
Kết quả phổ điểm các tổ hợp điểm thi của bài thi như sau: