Dư luận về biến đổi khí hậu có mối liên hệ với một loạt các biến số rộng, trong đó bao gồm tác động của các yếu tố xã hội nhân khẩu học, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường[3] cũng như phạm vi đưa tin của phương tiện truyền thông[4] và sự tương tác với các tin tức và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.[5] Dư luận quốc tế về biến đổi khí hậu cho thấy phần lớn đều coi cuộc khủng hoảng này là một trường hợp khẩn cấp.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở khoa học tạo nên Âm lịch
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng tạo nên sự chuyển động kép Mặt Trăng - Trái Đất với tâm nằm ở khoảng 0,73 bán kính Trái Đất, mà ta thường quen gọi là chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là mặt phẳng Bạch đạo. Mặt phẳng Bạch đạo lệch với mặt phẳng Hoàng đạo 509’. Góc nghiêng cực đại của mặt phẳng Bạch đạo với mặt phẳng xích đạo Trái Đất là 28036’.
Thời gian Mặt Trăng chuyển động được một vòng quanh Trái Đất là 27,32 ngày trái đất. Tốc độ trung bình 3.660 km/h (1.017 m/s). Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên vị trí tương đối của Mặt Trăng đối với Mặt Trời và Trái Đất thay đổi theo chu kì. Thời điểm Mặt Trời và Mặt Trăng ở cùng một phía của Trái Đất và vết chiếu của Mặt Trăng lên mặt phẳng Hoàng đạo nằm trên đường thẳng nối tâm Mặt Trời với tâm Trái Đất gọi là thời điểm giao hội (điểm giao hội còn gọi là điểm sóc). Từ điểm giao hội trước, Mặt Trăng chuyển động được 1 vòng (27,32 ngày), vẫn phải tiếp tục chuyển động thêm hơn 2 ngày nữa là 29,5 ngày mới đến điểm giao hội tiếp theo. Khoảng thời gian này là tháng giao hội, hay là một tháng Âm lịch. Thời điểm Mặt Trăng đến điểm giao hội là ngày mồng 1, còn gọi là ngày sóc. Thời điểm Mặt Trăng, Mặt Trời ở 2 phía đối diện với Trái Đất là ngày vọng (rằm âm lịch). Trung bình một tháng dài 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày tùy thuộc vào thời điểm giao hội. Lịch theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là Âm lịch, mỗi năm thường có 354 hoặc 355 ngày.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở làm lịch của nhiều nền văn minh cổ như Babylon, Ai Cập, Hi Lạp...
Dương lịch và nhuận Dương lịch
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo elip gần tròn từ Tây sang Đông, với vận tốc trung bình 29,8 km/s. Mặt Trời nằm ở một trong hai tiêu điểm của quỹ đạo elip. Hằng năm, ngày 3 tháng 1 Trái Đất di chuyển đến điểm gần Mặt Trời nhất, gọi là điểm cận nhật, cách Mặt Trời 147 triệu km, lực hấp dẫn tăng, vận tốc của Trái Đất đạt 30,3 km/s. Ngày 4 hoặc 5 tháng 7, Trái Đất ở vị trí xa Mặt Trời nhất, gọi là điểm viễn nhật, cách Mặt Trời 152 triệu km, vận tốc chuyển động là 29,3 km/s.
Chiều dài quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 940 triệu km. Trái Đất chuyển động một vòng hết 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây (hay 365,2422 ngày). Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời được 1 vòng gọi là một năm thiên văn. Năm Dương lịch, có số tròn là 365 ngày. Như vậy sau 4 năm Dương lịch, Trái Đất phải chuyển động thêm gần 1 ngày nữa mới trở về vị trí ban đầu, nên cứ 4 năm Dương lịch có 1 ngày nhuận. Qua nhiều lần cải cách lịch, năm 1582 trên cơ sở điều chỉnh lịch của Julius Caesar, Giáo hoàng Gregorio XIII quy định Dương lịch như ngày nay, gồm các tháng có 31 ngày là tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12; các tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11; riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày, những năm nhuận dương lịch có 29 ngày. Năm nhuận là năm mà con số của năm chia hết cho 4, riêng đối với những năm chứa số nguyên thế kỉ (năm tròn thế kỉ) thì phải chia hết cho 400 (400 năm bỏ đi 3 lần nhuận để lịch vẫn chính xác theo chu kì của năm thiên văn).
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, từ Trái Đất nhìn bằng kính thiên văn về phía Mặt Trời, sẽ thấy Mặt Trời chuyển động biểu kiến trên thiên cầu thành một vòng tròn qua các chòm sao. Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu được gọi là Hoàng đạo. Mặt phẳng chứa Hoàng đạo gọi là mặt phẳng Hoàng đạo (cũng chính là mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời). Các nhà thiên văn học của nền văn minh Babylon cổ đại đã phát hiện ra các chòm sao trên thiên cầu và người Hi Lạp chia Hoàng đạo thành 12 cung tương ứng với thời gian Mặt Trời chuyển động biểu kiến qua các chòm sao. 12 cung đó, tính từ điểm giao cắt giữa Hoàng đạo và Xích đạo thiên cầu (thời điểm ngày 21/3) gồm: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bò cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời đồng thời với sự vận động tự quay quanh trục Trái Đất, trục này nghiêng với mặt phẳng Hoàng đạo theo hướng không đổi một góc 66033’. Do vậy, mặt phẳng Hoàng đạo nghiêng với mặt phẳng Xích đạo của Trái Đất 23027’. Trong một năm, tia sáng Mặt Trời chỉ chiếu thẳng góc lần lượt xuống các vĩ tuyến từ 23027’N đến 23027’B rồi trở về 23027’N. Trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, có 4 điểm đặc biệt vào các ngày: 21 hoặc 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống chí tuyến Nam (23027’N); 21 hoặc 20/3, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo; 22 hoặc 23/6, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống chí tuyến Bắc (23027’B); 23 hoặc 22/9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo. Các nhà thiên văn học Trung Quốc gọi các điểm đó lần lượt là Đông chí (giữa mùa đông), Xuân phân (giữa mùa xuân), Hạ chí (giữa mùa hạ), Thu phân (giữa mùa thu). Từ các điểm đặc biệt đó, người ta chia quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời thành 12 cung đều nhau tương ứng với 12 cung trên Hoàng đạo, đặt tên theo các điểm đặc biệt và kiểu thời tiết đặc trưng của vùng cận nhiệt đới gió mùa ở Trung Quốc. Điểm bắt đầu của 1 cung (tiếp giáp giữa 2 cung) gọi là “trung khí”, điểm giữa cung gọi là “tiết khí”.
- Trung khí gồm: Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết.
- Tiết khí gồm: Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập, Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn lộ, Lập đông, Đại tuyết.
Tổng cộng có 24 tiết đan xen trung khí và tiết khí, giữa các tiết cách nhau 15 – 16 ngày. Các tiết này là những điểm định vị trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Thời điểm Trái Đất đến mỗi điểm tiết được tính chính xác đến giờ, phút và rơi vào một ngày Dương lịch cố định (có thể lệch 1 ngày do thời điểm đó đến trước hoặc sau vài phút).
Trung khí và tiết khí trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng Hoàng đạo theo hướng không đổi 66033’. Điều đó làm cho độ dài ngày và đêm thay đổi theo mùa (trừ xích đạo), ánh sáng và nhiệt Mặt Trời phân bố không đều, luân phiên biến đổi giữa hai bán cầu Bắc và Nam, tạo ra các đới và mùa khí hậu trên Trái Đất. Các khối khí hình thành trên hành tinh Trái Đất cũng dịch chuyển theo mùa, tạo nên hoàn lưu khí quyển chi phối thời tiết các địa phương.
a. Vùng ôn đới có sự phân hoá bốn mùa rõ rệt:
- Từ 21/3 đến 22/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc. Thời gian Mặt Trời chiếu sáng ở bán cầu Bắc dài dần, tích luỹ nhiều nhiệt, trái lại bán cầu Nam giảm dần nhiệt và ánh sáng. Thời gian này là mùa xuân ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, mùa thu ở vùng ôn đới bán cầu Nam.
- Từ 22/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo, bán cầu Bắc vẫn tiếp tục nhận được lượng nhiệt lớn từ bức xạ Mặt Trời, vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam nhiệt độ vẫn thấp. Đây là thời kì mùa hạ ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, mùa đông ở vùng ôn đới bán cầu Nam.
- Từ 23/9 đến 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo về chí tuyến Nam, các hiện tượng diễn ra trên hai bán cầu ngược với thời gian từ 21/3 đến 22/6, là mùa xuân ở vùng ôn đới bán cầu Nam, mùa thu ở vùng ôn đới bán cầu Bắc.
- Từ 22/12 đến 21/3 năm sau, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Nam lên Xích đạo. Các hiện tượng tự nhiên trên hai bán cầu diễn ra ngược với thời gian từ 22/6 đến 23/9, là mùa hạ ở vùng ôn đới bán cầu Nam và mùa đông ở vùng ôn đới bán cầu Bắc.
b. Vùng nhiệt đới giữa hai chí tuyến, sự phân hoá bốn mùa không rõ rệt do bức xạ Mặt Trời lớn quanh năm. Vùng này chỉ phân biệt hai mùa là mùa lạnh và mùa nóng, hoặc mùa khô và mùa mưa (trừ vùng có khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm).
c. Vùng cận nhiệt đới, nơi chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới, tiếp nhận bức xạ Mặt Trời lớn hơn vùng ôn đới, nhỏ hơn vùng nhiệt đới; chịu sự tranh chấp của khối khí nhiệt đới và khối khí ôn đới nên các mùa khí hậu sớm hơn vùng ôn đới. Ví dụ tại bán cầu Bắc, ngày 21/3 là ngày giữa mùa xuân ở vùng cận nhiệt đới, mới là ngày đầu xuân ở vùng ôn đới, trình tự luân phiên các mùa ở vùng cận nhiệt đới sớm hơn khoảng 1,5 tháng.
Như vậy, mùa khí hậu và sự thay đổi thời tiết các mùa phụ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và các điều kiện địa lí địa phương. Thời tiết và khí hậu mang tính tuần hoàn theo Dương lịch.