Các Ngành Môi Trường

Các Ngành Môi Trường

1. Học ngành khoa học môi trường sau này làm gì? Ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái Đất. Hay có thể nói rằng học ngành khoa học môi trường để bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường cho các thế hệ tương lai. Ngày nay, khi xã hội đi vào công nghiệp hóa, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề và phức tạp hơn. Do đó, nguồn nhân lực của các ngành môi trường càng trở nên khan hiếm và quan trọng. Bạn có rất nhiều lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp ngành khoa học môi trường như: nghiên cứu, quản lý, chuyên viên, kỹ sư tại các trung tâm nghiên cứu, cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức quốc tế, dự án phi chính phủ về môi trường, các công ty cấp thoát nước, doanh nghiệp tư vấn giải pháp môi trường, các nhà máy sản xuất, ban quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, chế xuất... - Quản lý hành chính về môi trường. - Kiểm toán môi trường. - Vận hành hệ thống xử lý chất thải. - Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). - Quy hoạch môi trường, sử dụng các công nghệ cao như Viễn thám, GIS, Mô hình hóa Môi trường... 2. Ngành khoa học môi trường làm việc ở đâu? - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Chi cục bảo vệ môi trường các tỉnh/thành phố. - Các doanh nghiệp, các công ty tư vấn môi trường. - Tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. - Giảng viên giảng dạy về lĩnh vực tài nguyên môi trường và sinh thái học tại các trường đại học, cao đẳng. - Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu. - Các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, các nhà máy có hệ thống quản lý môi trường và an toàn lao động. - Các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ môi trường. - Hoặc có thể khởi nghiệp từ các doanh nghiệp tư vấn môi trường quy mô nhỏ phục vụ trực tiếp cộng đồng. 3. Lương ngành khoa học môi trường có cao không? Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động: - Kỹ sư môi trường có thể kiếm được trung bình 78.740 USD/năm. - Kỹ thuật viên khoa học môi trường vào khoảng 41.380 USD/năm. - Nhà tư vấn khoa học môi trường là 61.700 USD/năm. Tuy nhiên, để kiếm được mức lương hậu hĩnh như vậy bạn phải trở thành chuyên gia trong ngành. Mức lương mà bạn có thể đạt được ngay sau khi tốt nghiệp: - Mới ra trường: 4-5 triệu VND/tháng. - Từ 2-3 năm kinh nghiệm: 7-9 triệu VND/tháng. - Từ 4-5 năm kinh nghiệm: trên 11 triệu VND/tháng. Dù tương lai làm việc ở đâu và với mức lương là bao nhiêu đi chăng nữa nhưng một khi bạn quyết định theo ngành này thì bạn chính là một trong những người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và tháo gỡ những thách thức của môi trường ở hiện tại và tương lai. Mỗi việc chúng ta làm hôm này đều có tác động đến cuộc sống trong tương lai. Vì vậy hãy để thế hệ mai sau sống trong một môi trường trong lành và yên bình bằng những hành động có ý nghĩa ngay bây giờ. Bởi vì tự nhiên không cần con người mà chỉ có con người mới cần tự nhiên.

Giới Thiệu Chương Trình Đào Tạo Kỹ Thuật Môi Trường

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường đào tạo kỹ sư chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường. Chương trình đào tạo thực hiện theo quy chế tín chỉ, theo đó người học là trung tâm sẽ thúc đẩy tính chủ động của sinh viên đối với chương trình học. Các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như thiết kế, thi công và vận hành các công trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp, quản lý và xử lý chất thải rắn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm không khí, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường, sản xuất sạch hơn,…Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ Thuật Môi Trường sẽ đáp ứng được các mục tiêu đào tạo sau đây: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Có năng lực thực hành nghề nghiệp, vận dụng các kiến thức về Kỹ Thuật Môi Trường để đáp ứng các nhu cầu công việc thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị tư vấn thiết kế về các dự án và dịch vụ môi trường, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước - Có năng lực phân tích, đánh giá, thiết kế kỹ thuật và vận hành các hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường đô thị và công nghiệp theo cách tiếp cận đúng chức năng, thẩm mỹ, an toàn, hiệu quả kinh tế và bền vững thân thiện môi trường - Có phương pháp làm việc độc lập, có khả năng tự học hay học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong lĩnh vực chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường hoặc các lĩnh vực khác có liên quan - Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, hiểu biết các kiến thức về quản lý để có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ cao - Nơi xin việc sau khi tốt nghiệp: kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Môi Trường sẽ đảm trách công tác môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, trang trại,…làm việc tại các Viện, trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc giảng dạy ngành Kỹ thuật Môi trường tại các cơ sở đào tạo

Theo quy định tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo

Theo quy định của Ngành Kỹ Thuật Môi Trường. Tổng số học phần: 70. Tổng số tín chỉ: 120 (Số tín chỉ bắt buộc: 83, số tín chỉ tự chọn: 37)

HỌC NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường đối với các bạn sinh viên hiện nay vô cùng rộng mở với nhiều vị trí làm việc khác nhau. Cụ thể những công việc mà các bạn có thể lựa chọn như:

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Tại nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường. Nếu muốn theo học ngành Kỹ thuật môi trường, các bạn có thể tham khảo phương án tuyển sinh tại các trường đại học sau đây:

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường năm 2020 dao động trong khoảng từ 15 – 24.25 điểm tùy theo từng trường và từng phương thức xét tuyển. Xem điểm chuẩn các trường đại học 2020

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường chi tiết

Tân sinh viên năm sau ít hơn năm trước

Tại TP.HCM, những ngành học về môi trường hiện rất khó cạnh tranh so với những ngành học như công nghệ thông tin hay kinh tế. Năm 2021, ngành khoa học môi trường Trường đại học (ĐH) Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có hai phương thức xét tuyển (dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực) nhưng chỉ có 106 thí sinh nhập học.

Năm 2022, ngành này chỉ đón được 67 tân sinh viên. Tương tự, ngành công nghệ kỹ thuật môi trường chỉ có 92 thí sinh nhập học năm 2021, năm 2022 còn 65 thí sinh nhập học. Ngành quản lý môi trường có 38 thí sinh nhập học trong năm 2022. Điểm trúng tuyển các ngành trên thuộc nhóm thấp nhất trường, với 17,5 - 18 điểm (2021) và 17 điểm (2022) cho 3 môn thi tổ hợp, trung bình 6 điểm mỗi môn.

Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa muốn tuyển 41 sinh viên nhưng cuối cùng chỉ có 17 sinh viên nhập học. Năm 2021, ngành này có 42 tân sinh viên.

Trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM năm 2023, mục tiêu của những ngành học về môi trường khá lép vế so với các ngành công nghệ hay kinh doanh. Đặc biệt, ngành có tên rất thời sự là biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đặt chỉ tiêu 50 sinh viên nhưng chỉ có… 5 sinh viên nhập học. Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên có 42 sinh viên nhập học trong tổng 100 chỉ tiêu.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, nguyên quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết cách đây khoảng 10 năm, từ khóa "môi trường" rất được ưa chuộng, nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước có nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến ngành môi trường. Các doanh nghiệp làm dịch vụ liên quan đến môi trường cũng tìm tuyển nhân sự có chuyên môn. Lúc đó, các trường ĐH mở thêm những ngành đào tạo liên quan đến môi trường.

Nhưng hiện nay, các cơ quan nhà nước đã đủ người ở lĩnh vực này nên không còn tuyển nhiều. Các doanh nghiệp chỉ cần người hoàn tất thủ tục hành chính và hồ sơ về môi trường nên số nhân sự cũng hạn chế. Mức thu nhập của người mới ra trường ngành môi trường không hấp dẫn so với những ngành khác nên không nhiều người muốn học ngành này.