Sau này, khi vị học giả tỉnh dậy, ông rất ngạc nhiên trước lòng tốt của nhà vua, chiếc áo khoác đã giữ ấm cho ông suốt đêm.
Thời Hậu Lê là triều đại có nhiều vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ảnh minh họa
Vua Lê Thánh Tông và 27 năm đưa Đại Việt đạt đến đỉnh cao
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử Việt Nam, giai đoạn thịnh trị nhất là niên đại Hồng Đức dưới thời vua Lê Thánh Tông. Giai đoạn này kéo dài suốt 27 năm từ 1470 đến năm 1497 và được hậu nhân hết sức ca ngợi, được xem như khuôn vàng thước ngọc của một vương triều thịnh trị.
Với tầm nhìn chiến lược và tài năng lãnh đạo, vua Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt phát triển mọi mặt từ văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, quân sự...
Về kinh tế, vua Lê Thánh Tông chú trọng phát triển nông nghiệp, ra các sắc chỉ khuyến khích phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, nhà Vua ban hành quyền tư hữu ruộng đất, nghiêm trị những đối tượng chiếm đoạt hay lấn chiếm ruộng đất của người khác. Các luật thuế khóa, điền địa hay khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, ra luật quân điền chia đất cho người dân được ông lặp ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nước nhà.
Về chính sách ngoại bang dưới thời kỳ vua Lê Thánh Tông, ông đã xây dựng một Đại Việt hùng mạnh khiến lân bang không dám tiến đánh. Các nước như Bồn Man, Lan Xang (Lào ngày nay), Chiêm Thành cướp phá vùng biên giới của Đại Việt, Vua không chỉ cho quân tới đánh mà còn tiến qua biên giới đánh cho phải quy thuận mới thôi. Các chính sách tuyển quân ở thời kỳ này cũng hết sức khắt khe để xây dựng được đội ngũ quân sự hình mạnh.
Vào thời kỳ Hồng Đức, giáo dục được xem là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Nhà Vua đặc biệt chú trọng vào việc bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Các kỳ thi khoa bảng được tổ chức 3 năm một lần nhằm tìm được hiền tài phụng sự Giang Sơn Xã Tắc. Một số cơ quan giáo dục quan trọng như Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học được trọng dựng để đào tạo nhân tài phụng sự cho đất nước.
Sự phát triển toàn diện về mọi mặt đưa Đại Việt trở thành một đất nước khiến cả Đông Nam Á khiếp sợ. Các nước như Chiêm Thành, Chiang Mai (Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Java (Indonesia ngày nay), Chân Lạp (Campuchia ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), Melaka (thuộc Malaysia ngày nay) phải thần phục (Theo “lịch sử Việt Nam” tập 3 của Viện sử học).
Giang sơn hùng mạnh, thiên hạ thái bình, xã xắc ổn định, lân bang tất không dám dó ngó mà đều quy phục. Sử sách thời này có ghi nhận rằng thời kỳ này “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”. Dưới sự lãnh đạo thông thái của vua Lê Thánh Tông, Đại Việt đã trở thành một trong những quốc gia mạnh mẽ và thịnh vượng nhất trong khu vực.
Được lên ngôi một cách chính thức, trở thành hoàng đế thứ 8 của nhà Trần thế nhưng Trần Nhật Lễ lại bị sử sách coi là kẻ tiếm ngôi, là người của hoàng thất nhà Trần thế nhưng lại bị gọi là Dương Nhật Lễ mặc dù trên thực tế, ông vua này chưa bao giờ mang họ Dương và như theo ghi chép của chính sử thì Nhật Lễ chỉ mới có ý định “đổi lại họ Dương” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Người con danh nghĩa của Hoàng gia
Là vua nhưng Trần Nhật Lễ vì bị phế truất nên không có miếu hiệu vì thế sử sách ghi thẳng theo tên họ, tuy nhiên lại ghi là Dương Nhật Lễ.
Trên danh nghĩa Trần Nhật Lễ là con trai thứ của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (con trưởng của vua Trần Minh Tông), thân mẫu là ai không rõ tên họ, bà thường được gọi là Vương Mẫu. Thân thế chính của vị vua này được sử chép như sau: “Nhật Lễ là con người phường chèo tên là Dương Khương. Mẹ Nhật Lễ gọi là Vương Mẫu, lúc diễn trò (có chuyện “Vương Mẫu hiến bàn đào”, mẹ Nhật Lễ đóng là Vương Mẫu, do đấy lấy làm hiệu), đang có thai, Dục thích sắc đẹp của nàng nên lấy về, đến khi sinh nhận làm con của mình” (Đại Việt sử ký tiền biên).
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép: “Trước kia, người phường trò tên là Dương Khương diễn tích Tây vương mẫu dâng quả bàn đào, vợ hắn đóng vai Tây vương mẫu. Cung Túc vương Nguyên Dục cảm nàng đẹp, lấy làm vợ. Khi ấy nàng đang có mang; rồi sinh ra Nhật Lễ. Nguyên Dục nhận làm con mình”.
Tác giả sách Thuyết Trần thì cho rằng Nhật Lễ là con đẻ của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục: “Trần Nhật Lễ không có tài cán, nhất là không có đức hạnh, không xứng đáng được làm vua, lại can tội đại ác giết bà tổ mẫu, bị truất phế và bị giết là đáng lắm. Nhưng không vì thế mà bảo rằng Nhật Lễ không phải chính là con của Cung Túc vương Nguyên Dục, thì cũng đáng ngờ. Chỉ vì mẹ đẻ trước đây đã lấy Dương Khương là phường hát bội nên người ta cho rằng đã mang thai rồi mới lấy Cung Túc vương… Không thể nói rằng có việc Cung Túc vương đã cố nhận chằng con cũng giống như sự xưa Thái Tông đã nhận như thế…
Xét Nhật Lễ chỉ là một hoàng gia nghịch tử, đứa con hư đốn của dòng họ Trần. Thời xưa, khi trong nhà hay trong họ chi chẳng may có đứa hư, bất hiếu thì bị người ngoài coi như là đều đã phạm tội lỗi cả, cho nên để tránh bị xấu hổ, thường đôi khi nói thác đi là đấy phải là người ngoài lạc lõng vào, chứ không phải đích thực là con cháu nhà. Trường hợp Nhật Lễ cũng thế chăng?”
Sử chép rằng Trần Dụ Tông vì say đắm tửu sắc nên mắc bệnh mất ở tẩm điện vào ngày 25 tháng 5 năm Kỉ Dậu (1369), thọ 33 tuổi; “ngày vua sắp băng, vì không có con nối, xuống chiếu đón Nhật Lễ vào nối đại thống… Tháng 6, ngày mồng 10, mưa to gió lớn. Ngày 15, Hoàng thái hậu Hiển Từ sai người đón Nhật Lễ là con thứ của cố Cung Túc vương Dục vào lên ngôi, đổi niên hiệu làm Đại Định năm thứ 1” (Đại Việt sử ký tiền biên).
Sách Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn chê trách quyết định của Trần Dụ Tông như sau:
Để Dương Nhật Lễ tiếm Trần dựng lên.
Tiếng hòa nhịp phách, hát chen cung đàn.
Thực ra, tuy có di chiếu của Trần Dụ Tông, nhưng Nhật Lễ không thể lên ngôi nếu không có sự ủng hộ của bà Hoàng thái hậu Hiển Từ, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Khi Dụ Tông mất, không có con kế tự, có để di chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Quần thần bàn rằng: "Cung Định vương Phủ là người rất hiền, nhưng anh không lẽ lại kế tự em". Thái hậu bảo quần thần: "Nguyên Dục là con trưởng ngành đích, không được làm vua, mà lại mất sớm; vậy Nhật Lễ chẳng phải là con của Nguyên Dục ư?" Bèn đón lập Nhật Lễ. Nhật Lễ đã lên ngôi, truy tôn Nguyên Dục làm hoàng thái bá”.
Ngày 10 tháng 8 năm Kỉ Dậu (1369), “Nhật Lễ tôn Hoàng Thái hậu Hiển Từ làm Hiển Từ tuyên thánh Thái hoàng thái hậu”. Thế nhưng, Trần Nhật Lễ đã trả ơn ân nhân như thế nào ngoài phong hiệu nói trên, sử chép rằng không lâu sau “có người nói là chèo hát vô loài, dám mạo nhận để được ngôi báu. Thái hậu hối hận lắm” (Việt sử tiêu án).
Ngày 14 tháng 12 năm Kỉ Dậu (1369) Nhật Lễ nghe nói bà Hiển Từ thường than thở, hối hận vì đã đưa mình lên ngôi, bèn sai người đầu độc giết chết.
Rượu chè, hoang dâm chuốc lấy tai họa
Sau khi bí mật giết chết Thái hoàng Thái hậu Hiển Từ, Nhật Lễ “ngày ngày rượu chè, dâm dật, chăm sự chơi bời, hay bày ra các trò tạp kỹ, thân cận suồng sã với lũ tiểu nhân” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục), “hàng ngày chỉ vui chơi, thích các trò, muốn đổi lại họ Dương” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Bất bình với Nhật Lễ, nhiều hoàng thân, quan tướng muốn lật đổ để dựng vua khác nhưng âm mưu bại lộ, đều bị Nhật Lễ giết hại. Vụ lớn nhất là sự kiện xảy ra vào tháng 9 năm Canh Tuất (1370), sử chép: “Mùa thu, tháng 9, ngày 20, thái tể Nguyên Trác cùng con là Nguyên Tiết giết Nhật Lễ không được, bị giết. Đêm hôm ấy, cha con Nguyên Trác và hai người con của công chúa Thiên Ninh đem người tôn thất vào thành định giết Nhật Lễ. Nhật Lễ trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt 18 người chủ mưu. Bọn Nguyên Trác đều bị hại” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trước những diễn biến đó, nhạc phụ của Nhật Lễ là Cung Định vương Trần Phủ sợ mang vạ mới trốn khỏi cung, mặc dù bản thân chỉ muốn yên phận nhưng ông lại được các hoàng thân, tướng lĩnh đón về lập làm minh chủ rồi tôn làm vua (tức Trần Nghệ Tông) dấy quân đánh Nhật Lễ.
Sách Đại Việt sử ký tiền biên viết: “Khi ấy, Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với vua. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, (Ngô Lang) đều bí mật bảo họ theo vua đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về”. Khi quân của Trần Phủ (tức Trần Nghệ Tông) tiến về bao vây Thăng Long, Ngô Lang lại khuyên Nhật Lễ đầu hàng. Biết khó chống lại, Nhật Lễ cởi bỏ hoàng bào, xin nhường ngôi để bảo toàn tính mạng, nhưng vẫn bị giam trong ngục chờ xem xét về tội trạng. Trước đó vào ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (1370) Nhật Lễ đã bị phế truất làm Hôn Đức công. Tính từ khi được lập làm vua cho đến khi bị phế, Nhật Lễ ngồi trên ngai vàng được hơn 1 năm với niên hiệu là Đại Định.
Sau khi biết mình lâm vào cảnh ngộ bi đát thế này là do quá tin dùng Trần Ngô Lang, vì thế Nhật Lễ tức tối tìm cách trả thù, “Nhật Lễ gọi Ngô Lang vào trong ngục, nói dối rằng: "Ta có lọ vàng chôn ở trong cung, ngươi đi lấy về đây!". Ngô Lang qùy xuống vâng lệnh. Nhật Lễ bóp cổ Ngô Lang đến chết. Cháu của Ngô Lang là Trần Thế Đỗ đem việc ấy tâu vua (tức Nghệ Tông). Vua sai đánh chết Nhật Lễ và con hắn là Liễu, đem chôn ở núi Đại Mông” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Dưới chế độ quân chủ Việt Nam, bộ máy nhà nước trung ương gồm có hoàng đế (vua) là nguyên thủ quốc gia đứng đầu chính phủ gọi là triều đình. Thời nhà Nguyễn, triều đình Việt Nam - Đại Nam đóng đô ở Huế nên thường gọi là triều đình Huế. Triều đình Huế thời đầu nhà Nguyễn vẫn tổ chức theo mô hình truyền thống của phong kiến Trung Quốc, gồm có sáu bộ (lục bộ). Cụ thể sáu bộ là: Lại, Lễ, Binh, Hình, Hộ, Công.
Theo Đại Nam Hội điển sự lệ, chức năng của sáu bộ cụ thể như sau: Bộ Lại coi các quan thuộc văn ban tại triều và các địa phương; giữ việc tuyển bổ, thăng giáng, chỉnh đốn chế độ quan trường để lo việc trị nước... Bộ Lễ coi việc phong hóa, giáo dục, các chế độ lễ nghi, tế tự trong cả nước... Bộ Binh coi việc thuộc võ ban, phụ trách bộ binh, thủy binh, tượng binh... để bảo vệ biên cương, giữ gìn an ninh trật tự... Bộ Hình coi việc pháp luật, xét xử, hình phạt để giữ nghiêm phép nước. Bộ Hộ coi về kinh tế - tài chính như ruộng đất, nhà cửa, hộ khẩu, dân đinh, tài sản, thuế má, sưu dịch. Và Bộ Công coi về tạo tác, kiến thiết, xây dựng, sửa chữa, trang thiết bị, để giữ gìn hệ thống đê điều, tàu thuyền, đường sá, cầu cống, dinh thự...
Quan lại triều Nguyễn đang cử hành nghi lễ. (Ảnh tư liệu)
Nhìn chung đại khái là như vậy. Công việc quản lý nhà nước thời xưa tương đối đơn giản hơn ngày nay, nên triều đình chỉ có sáu bộ. Ngoài sáu bộ còn có sáu tự (Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thượng bảo tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự) giúp việc cho sáu bộ và các cơ quan chuyên trách từng lĩnh vực chuyên môn như quốc tử giám (trường đại học), hàn lâm viện (soạn thảo giấy tờ điển chế cho triều đình), thái y viện (chữa bệnh cho vua và hoàng tộc, các đại thần), quốc sử quán (chép sử), tam pháp ty (cơ quan xét xử phúc thẩm của triều đình)...
So với ngày nay, có thể tạm sánh (tương đối) như vầy: Bộ Lại tương ứng là Bộ Nội vụ. Bộ Lễ tương ứng là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Bộ Binh tương ứng với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Bộ Hình tương ứng với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ. Bộ Hộ tương ứng với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính... và Bộ Công tương ứng với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải...
Thời nhà Nguyễn, đứng đầu một bộ là quan Thượng thư (tương đương bộ trưởng ngày nay). Phụ tá cho quan Thượng thư có hai quan Tả, Hữu Tham tri gọi là “Tá nhị” (tương đương với thứ trưởng ngày nay). Quan Thượng thư ở triều đình tương đương hàm cấp với quan Tổng đốc đứng đầu một tỉnh lớn ở địa phương.
30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn
Nhận tư vấn & ship đơn thuê khắp mọi miền đất nước