KAO - Nước giặt tẩy Wide Haiter cho quần áo màu 1000ml có khả năng tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu, vết ố lâu ngày, giúp quần áo thơm tho, trắng sạch tinh tươm. Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều chất liệu vải, nhiều loại quần áo khác nhau kể cả áo màu.
Loại bỏ vết bẩn, vết ố cứng đầu trên quần áo
Nước giặt tẩy Wide Haiter cho quần áo màu 1000ml KAO có khả năng giặt tẩy mạnh mẽ, loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn, vết ố do: cà phê, nước ngọt, sinh tố, rượu,... Sản phẩm cũng đánh bay các vết bùn đất, giúp quần áo sạch như mới.
Có thể sử dụng cho nhiều chất liệu và nhiều loại quần áo
Người dùng có thể sử dụng nước giặt tẩy Wide Haiter cho quần áo màu 1000ml KAO để làm sạch quần áo màu, quần áo trẻ em, các loại sợi, sợi gai, sợi tổng hợp… đều được.
+ Giặt máy: Cả máy giặt lồng đứng và lồng ngang
Bỏ chung vào quần áo từ đầu với tỉ lệ 30 lít nước ~ 40ml nước giặt tẩy. Chọn chế độ giặt tiêu chuẩn.
+ Giặt tay: Hòa 1L nước với 20ML nước giặt tẩy ngâm quần áo vào ~30 phút (Tùy mức độ bám bẩn, nhưng không ngâm quá 2 tiếng)
LƯU Ý: Giặt bằng nước ấm để có hiệu quả cao hơn.
Thông tin về thương hiệu KAO
KAO là thương hiệu nước giặt tẩy nổi tiếng tại Nhật Bản. Ngoài nước giặt tẩy Wide Haiter cho quần áo màu 1000ml, KAO còn kinh doanh: nước giặt tẩy trắng Haiter 600ml, nước tẩy rửa nhà bếp Kitchen Haiter, nước tẩy rửa toilet Haiter và rất nhiều mặt hàng khác.
KAO - Nước giặt tẩy trắng Wide Haiter cho quần áo màu 1000ml là sản phẩm giúp loại bỏ mùi hôi và vết bẩn cứng đầu trên quần áo hiệu quả. Bạn có thể mua sản phẩm này trực tiếp tại siêu thị Sakuko Japanese Store hoặc gọi 18000010 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng nhất.
Năm 2018, nhà thiết kế thời trang Bobby Kolade chuyển từ Berlin về Thủ đô Kampala của Uganda với tham vọng tạo ra một thương hiệu thời trang “cây nhà lá vườn” sử dụng chất liệu cotton của Ugandan. Song mọi chuyện không diễn ra như Kolade tưởng tượng. Mặc dù nguyên liệu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước này, nhưng ngành dệt may của Uganda đã gặp khó khăn kể từ những năm 1970. Cả nước chỉ có 2 nhà máy dệt có thể gia công vải bông.
Vì vậy, anh Kolade chuyển sang một thứ “nguyên liệu” có sẵn: quần áo cũ. Trong studio ở Kampala của Kolade, quần áo cũ được giặt, lựa chọn và biến thành những sản phẩm thời trang cho thương hiệu Buzigahill của anh. Với ý tưởng: “Trả lại cho người gửi”, những thiết kế sau đó sẽ được bán lại cho các quốc gia đã từng loại bỏ chúng.
Đó là một động thái nổi bật nhằm vực lại ngành công nghiệp dệt may địa phương vốn đang phải gánh chịu làn sóng quần áo cũ và hàng dệt may nhập khẩu giá rẻ. Nhưng những nỗ lực của Kolade nhằm xây dựng một hệ sinh thái thời trang mới đang diễn ra bên lề một cuộc tranh luận toàn cầu rộng lớn hơn, đó là điều gì sẽ xảy ra với sự lãng phí ngày càng tăng của thời trang và ai sẽ là người trả tiền cho việc đó?
Cuối tháng trước, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã công bố kế hoạch cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng vào quốc gia Đông Phi. Ông cho rằng, hoạt động thương mại này đang kìm hãm sự phát triển của ngành dệt may địa phương. “Tôi đã tuyên chiến với quần áo cũ để quảng bá quần áo châu Phi” - tờ Daily Monitor của Uganda dẫn lời Tổng thống Yoweri Museveni.
Dù ngành thương mại đồ cũ hỗ trợ tạo việc làm ở địa phương, nhưng dòng hàng hóa - chủ yếu từ các nước ở Bắc bán cầu đến các nước ở Nam bán cầu - cũng gây tranh cãi về mặt chính trị trong nhiều thập kỷ, phần lớn là do nó đe dọa các ngành công nghiệp trong nước. Philippines đã cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng từ năm 1966, nhiều quốc gia khác cũng đã thực hiện điều này.
Đây không phải là lần đầu tiên Uganda có động thái nhằm kiểm soát hoạt động thương mại gây tranh cãi. Năm 2016, Cộng đồng Đông Phi - một nhóm kinh tế khu vực gồm 7 quốc gia đối tác, trong đó có Kenya, Tanzania, Rwanda và Uganda, đã đồng ý với lệnh cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng vào năm 2019. Nhưng cuối cùng chỉ có Rwanda là quốc gia duy nhất tuân theo.
Ông Corti Paul Lakuma - nhà nghiên cứu và trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Ugandan think, cho biết: “Có mối lo ngại thực sự về tác động của quần áo cũ đối với lĩnh vực công nghiệp, việc làm và giá trị gia tăng trong khu vực, đặc biệt là trong ngành dệt may”.
Chất thải ngày càng tăng do loại hàng nhập khẩu này tạo ra chính là một vấn đề. Sự phát triển bùng nổ của thời trang nhanh trong 20 năm qua đã tạo ra nguồn cung quần áo cũ mà các nhóm môi trường như Greenpeace cho rằng rất khó quản lý.
Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, xuất khẩu hàng dệt may đã qua sử dụng từ Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp 3 lần từ năm 2000 đến năm 2019, đạt gần 1,7 triệu tấn mỗi năm, trong đó, gần một nửa đã đến châu Phi. Đồng thời, chất lượng và giá trị của quần áo vận chuyển ra nước ngoài đã giảm sút, biến hoạt động buôn bán đồ cũ thành một hệ thống quản lý rác thải ủy nhiệm.
Theo The Or Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận làm việc với cộng đồng Kantamanto - khoảng 40% tất cả mọi thứ đi qua chợ Kantamanto ở Accra, Ghana - một trong những trung tâm bán quần áo cũ lớn nhất thế giới - không còn phù hợp để bán và cuối cùng bị đưa vào bãi rác.
Nhưng việc cấm buôn bán lại làm tăng thêm sự phức tạp. Theo Hiệp hội các nhà buôn quần áo và giày dép đã qua sử dụng ở Uganda, một số lượng lớn việc làm liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chuỗi cung ứng quần áo cũ. Các giao dịch thường được ký kết từ trước nên việc cấm đột ngột sẽ khiến các nhà kinh doanh mất tiền. Nhiều người tiêu dùng cũng thấy lợi ích từ việc mua đồ cũ vì giá rẻ, lại được sử dụng đồ thời trang. Và ngay cả khi không có quần áo đã qua sử dụng, các ngành công nghiệp trong nước vẫn sẽ phải vật lộn để cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Theo nhà thiết kế Kolade, lệnh cấm ngay lập tức không phải là câu trả lời cho vấn đề phức tạp về quần áo cũ. “Nếu việc kinh doanh quần áo cũ bị cấm để nhường chỗ cho ngành công nghiệp địa phương phát triển, sẽ xuất hiện một mối quan tâm khác, đó là liệu sợi tự nhiên trong khu vực có được dệt hay không?” – anh Kolade đặt câu hỏi.
Liệu lệnh cấm mà Uganda đề xuất có được thực hiện hay không, vẫn còn phải chờ thời gian. Nhưng theo ông Lakuma, nếu không có kế hoạch hành động cụ thể thì có thể sẽ không có chuyển động nào xảy ra. Ngay cả khi lệnh cấm được đưa ra, việc thực thi nó có thể là một thách thức.
EU đã coi việc giải quyết vấn đề lãng phí thời trang là trụ cột chính trong kế hoạch “xanh hóa” ngành dệt may trong những năm tới, trong khi các bang của Mỹ như California đang xem xét các chính sách khiến các thương hiệu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về những gì xảy ra với quần áo tại thời điểm đó.
Người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của The Or Foundation, Liz Ricketts lo ngại rằng, lệnh cấm quần áo cũ là một sự xao lãng, vừa gây thiệt hại cho lực lượng lao động hiện tại vừa bỏ qua vấn đề cơ bản là sản xuất quá mức thúc đẩy hoạt động buôn bán.
Các dấu vết khó loại bỏ để lại trên bề mặt kính, nhựa, gỗ, tường nhà... sau khi bóc băng dính gây khó chịu cho mọi người vì rất mất thẩm mỹ. Nhiều người dùng cọ sắt hoặc dao để cạy, cạo chúng đi. Cách này vừa vất vả vừa làm xước bề mặt. Bạn nên áp dụng những cách tẩy vết băng dính nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Băng dính được làm từ chất kết dính có gốc polyme để tạo độ bám chắc chắn trên bề mặt. Do đó sau khi bóc băng dính, nó vẫn để lại lớp keo rất chắc chắn. Nếu không được loại bỏ, lớp keo này sẽ trở thành chỗ bám bụi bẩn, tóc rụng, khiến cho bề mặt kính, nhựa hay gỗ đều trở nên bẩn thỉu, xấu xí.
Dưới đây là những cách tẩy sạch vết băng dính mà bạn có thể áp dụng.
Cách làm sạch này phù hợp với các bề mặt không thấm nước như kính, nhựa.
Bạn hãy pha một chậu nước ấm với xà phòng, khuấy đều cho tan; ngâm khăn mềm vào chậu nước đó rồi lau nhẹ lên bề mặt bị dính keo. Nước ấm giúp làm mềm keo tẩy sạch vết bẩn dễ dàng hơn
Giấm ăn là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi căn bếp, có công dụng làm sạch các vết băng dính một cách nhẹ nhàng và an toàn cho sức khoẻ.
Cách thực hiện: Đổ trực tiếp giấm trắng lên bề mặt băng dính rồi đợi 5 - 10 phút, sau đó dùng khăn lau sạch.
Hãy cầm cục tẩy bôi mạnh lên vị trí dính keo trên bề mặt, sau đó dùng khăn sạch lau lại là bề mặt đó sẽ trông như mới.
Dầu ăn có khả năng phá vỡ liên kết của keo băng dính, đặc biệt trên bề mặt gỗ và nhựa.
Cách làm: Thoa một ít dầu ăn hoặc dầu dừa lên vết keo, đợi 10-15 phút rồi dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng.
Với cách này, bạn chỉ việc dán chồng một lớp băng keo dính lên vết băng cũ sao cho chúng khít lên nhau. Sau đó, bạn dùng máy sấy tóc hơ nóng xung quanh băng keo cho đến khi thấy vết băng dính trên tường chảy ra, dùng tay gỡ và lau lại sạch sẽ.
Có nhiều cách làm sạch vết băng dính. (Ảnh: Istock)
Đây là hai chất tẩy mạnh, phù hợp để làm sạch những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt kính hoặc kim loại; không nên dùng cho những bề mặt nhạy cảm như nhựa mỏng hoặc sơn dễ bong.
Cách thực hiện: Dùng bông tẩy trang thấm một lượng vừa phải cồn/acetone, lau đều vết keo cho đến khi sạch hoàn toàn.
Nhỏ trực tiếp vài giọt dầu gió lên vết keo cần loại bỏ.
Dùng khăn mềm hoặc bông gòn thấm dầu gió, chà nhẹ lên vết keo trong vài phút. Dầu gió sẽ thẩm thấu và làm mềm keo, giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn.
Sau khi keo mềm, bạn dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn keo và dầu gió trên bề mặt. Sử dụng máy sấy tóc
Nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm tan chảy keo, giúp bạn dễ dàng lau sạch.
Cách thực hiện: Bật máy sấy tóc ở nhiệt độ nóng nhất rồi hướng máy vào vết keo trong khoảng 30 giây, sau đó lau nhẹ bằng khăn mềm.
Những lưu ý khi tẩy vết băng dính
Để tẩy sạch các vết băng dính trên bề mặt mà không làm hỏng, chúng bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kiểm tra chất liệu bề mặt trước khi tẩy để chọn phương pháp phù hợp.
Khi làm sạch những vết băng dính đó, nên thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng, dùng khăn vải mềm để không làm xước bề mặt.
Sau khi làm sạch vết băng dính bằng những cách nêu trên, hãy lau sạch lại bề mặt bằng nước hoặc các dung dịch tẩy rửa nhẹ.