Người dân có thể nhận diện thủ đoạn lừa đảo này dựa trên một số dấu hiệu và trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh như sau:
Bà Đào Thị Thanh (áo đen) chụp ảnh cùng chị Hợp (áo hồng) và 5 người khác tại sân bay Nội Bài trong ngày xuất cảnh - Ảnh: NVCC
Cũng theo thông tin trên bài đăng mạng xã hội này, chị được chỉ dẫn đến văn phòng công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nhân lực Trí Đức có trụ sở tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và được ông Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn các thủ tục xuất ngoại.
Ngày 2/7, chị Hợp đã đóng số tiền 57 triệu đồng cho ông Hiếu nhưng không nhận được hóa đơn có dấu đỏ hay tên công ty. Chị Hợp nói: “Vì mọi thủ tục đều làm ở trụ sở công ty nên tôi tin tưởng lắm chứ đâu có ngờ…”. Về phía bà Thanh, người này thường xuyên đăng tải các hình ảnh tiễn người lao động ra sân bay và làm từ thiện trên Facebook riêng, khiến chị Hợp càng thêm yên tâm.
Chỉ đến khi về Việt Nam, chị mới vỡ lẽ tất cả các giấy tờ giao nhận tiền từng được nhận đều không có giá trị pháp lý. Việc chị không có hợp đồng lao động cũng đặt chị vào thế bất lợi, không thể đòi quyền lợi từ công ty.
phiếu thu tiền chị Lý Thị Hợp nhận được không có dấu đỏ hay tên công ty cụ thể - Ảnh: NVCC
Phí chính thức hơn 20 triệu, bị môi giới thu gần 60 triệu?!
Ngày 8/8, PV ĐS&PL đã liên lạc với bà Đào Thị Thanh và ông Nguyễn Trung Hiếu để xác nhận thông tin. Trong khi bà Thanh khẳng định mình chỉ là phía “giúp đỡ” ông Hiếu đưa người sang Malaysia, ông Hiếu lại một mực khẳng định chỉ là người thu hồ sơ và tiền cho bà Thanh.
Cũng trong buổi trao đổi, bà Thanh cho biết bản thân đang là đại diện của công ty Trí Đức. Tuy nhiên, ngày 10/8, ông Lê Văn Sơn – trưởng phòng phụ trách nhân sự của công ty Trí Đức cho biết bà Thanh không phải là nhân viên công ty.
Cụ thể, theo ông Sơn, trước đây bà Thanh chỉ là người “dẫn mối” và đã không còn liên quan tới công ty Trí Đức từ rất lâu. Thế nhưng trên card visit của bà Thanh vẫn ghi dòng chữ: Trưởng phòng đối ngoại đại diện cùng tên công ty Trí Đức.
Vậy, liệu có hay không dấu hiệu mạo danh người công ty để tạo tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản?
Về phía ông Nguyễn Trung Hiếu, công ty cho biết ông Hiếu là người phụ trách thu hồ sơ và đưa người lao động đi khám sức khỏe, không liên quan đến thủ tục môi giới trực tiếp với nước bạn.
Đặc biệt, ông Nguyễn Ngọc Thắng – quản lý văn phòng công ty Trí Đức nhấn mạnh không có bất cứ một loại “visa tự do” nào cho phép người lao động tự chọn nghề nghiệp ở Malaysia.
Khi phóng viên đề cập đến số tiền 57 triệu đồng chị Lý Thị Hợp phải đóng, 2 quản lý công ty đều tỏ ra khá ngạc nhiên và cho biết chi phí xuất khẩu lao động sang Malaysia chính ngạch tại đây chỉ ở mức 1.200-1.300 USD (khoảng 20 triệu đồng).
Phía công ty cũng khẳng định không lưu hồ sơ nào mang tên Lý Thị Hợp và sẽ kiểm tra, rà soát lại hệ thống nhân sự để tìm ra cá nhân sai phạm (nếu có).
Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng
Theo thông tin công ty Trí Đức cung cấp, để đưa được một lao động Việt Nam sang Malaysia đòi hỏi quá trình thủ tục rất phức tạp và khắt khe. Từ giấy phép của cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho phép công ty nhận đơn hàng cho tới quá trình tuyển chọn lao động, ký kết hợp đồng song ngữ đều có quy định chặt chẽ.
Đặc biệt, luôn cần có một công ty môi giới ở nước bạn đứng ra nhận lao động và bảo lãnh với Cục Lao động nhập cư của Malaysia thì mới có thể đăng ký cho người lao động.
Việc một số đơn vị, cá nhân cố tình làm sai các quy định pháp luật để "xuất khẩu lao động" chui, không chỉ gây thiệt hại cho người lao động mà ảnh hưởng rất lớn đến chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam, ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người lao động có nhu cầu đi lao động nước ngoài và các công ty làm hoạt động nghiêm túc.
Với những thông tin đã thu thập được liên quan tới trường hợp của Lý Thị Hợp, Báo Đời sống & Pháp luật nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường. Rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.