Điều Chỉnh Hóa Đơn Do Sai Đơn Vị Tính

Điều Chỉnh Hóa Đơn Do Sai Đơn Vị Tính

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, có những trường hợp hóa đơn bị viết sai và phải điều chỉnh. Khi đó, giữa người bán và người mua có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Trong bài viết này, E-invoice sẽ cung cấp mẫu biên bản và quy trình điều chỉnh hóa đơn sai sót.

Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót như thế nào?

Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót là mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Mẫu số 04/SS-HĐĐT được quy định như sau:

Các trường hợp phải nộp mẫu 04/SS-HĐĐT?

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7, khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì có 5 trường hợp người nộp thuế phải nộp mẫu 04/SS-HĐĐT gồm có như sau:

- Trường hợp 1: Người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót.

Người bán gửi mẫu 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

- Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót.

Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

- Trường hợp 3: Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra sai sót.

Thời hạn thực hiện theo thông báo ghi trên mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo).

- Trường hợp 4: Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã lập theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP có sai sót:

Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

- Trường hợp 5: Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP;

Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế theo Công văn 14193/CTBDU-TTHT?

Ngày 24/5/2024, Cục thuế tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 14193/CTBDU-TTHT năm 2024 hướng dẫn về chính sách thuế.

Theo đó, tại Công văn 14193/CTBDU-TTHT năm 2024 tại đây hướng dẫn về việc điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn về việc điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế như sau:

Trường hợp các hóa đơn mua vào, bán ra của Công ty được lập theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua hoặc Công ty đã nhận được hóa đơn mua vào, sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ của Công ty nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì Công ty thông báo cho người mua/người bán về việc hóa đơn có sai sót và bên bán không phải lập lại hóa đơn. Đồng thời, Công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế theo Công văn 14193/CTBDU-TTHT? (Hình từ internet)

Quy trình điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 78

Các bước điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.

Quy trình điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót theo Thông tư 78/2021/TT-BTC được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định sai sót trên hóa đơn điện tử Cần xác định rõ thông tin sai sót trên hóa đơn điện tử, bao gồm:

Bước 2: Lựa chọn phương thức điều chỉnh phù hợp Có hai phương thức điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót:

Bước 4: Gửi hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc hóa đơn điện tử mới cho người mua Bước 5: Kê khai hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc hóa đơn điện tử mới Lưu ý:

Trên đây là nội dung bài viết cung cấp “Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử Thông tư 78” và hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn viết sai. Hiện nay, phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice đã tích hợp tính năng tạo hóa đơn điều chỉnh/thay thế và mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn (TT78) để khách hàng thuận tiện sử dụng.  Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Tải mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn Thông tư 78

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Tải xuống Tại đây.

Biên bản điều chỉnh hóa đơn (TT78)

Tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn (TT78).

Những trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn

Việc điều chỉnh hóa đơn là hành vi sửa đổi nội dung hóa đơn đã lập nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác và hợp lý cho giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 78/2019/BTC và Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có một số trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn như sau: (1) Hóa đơn có sai sót về thông tin người mua: - Sai tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác trên hóa đơn. (2) Hóa đơn có sai sót về nội dung: - Sai mã số thuế của người mua hoặc người bán. - Sai số tiền ghi trên hóa đơn. - Sai thuế suất, tiền thuế. - Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Trong trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót về nội dung, hai bên mua bán lựa chọn phương án xuất hóa đơn điều chỉnh và thống nhất cần lập biên bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh. Mặc dù biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải là yêu cầu bắt buộc, việc lập và lưu giữ biên bản này được khuyến khích cho cả bên mua và bên bán. Biên bản đóng vai trò bằng chứng, giúp đảm bảo tính chắc chắn và minh bạch cho thủ tục điều chỉnh hóa đơn. >> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn điền nội dung biên bản điều chỉnh hóa đơn

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo các bước: Bước 1: Ghi ngày lập biên bản Ngày lập biên bản nên trùng khớp với ngày xuất hóa đơn điều chỉnh. Việc ghi rõ ngày tháng giúp theo dõi và quản lý dễ dàng hơn. Bước 2: Điền đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán - Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua và bên bán. - Số điện thoại, email (nếu có). - Tên người lập biên bản (thường là kế toán). Bước 3: Ghi thông tin hóa đơn bị sai sót cần điều chỉnh - Số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ngày lập hóa đơn. - Nội dung sai sót (tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất...). >> Có thể bạn quan tâm: Mẫu hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử. Bước 4: Nêu rõ lý do điều chỉnh - Lý do điều chỉnh cần được trình bày rõ ràng, súc tích và chính xác, ví dụ: - Điều chỉnh địa chỉ người mua từ [địa chỉ cũ] sang [địa chỉ mới]. - Điều chỉnh số lượng hàng hóa [tên hàng hóa] từ [số lượng cũ] sang [số lượng mới]. - Điều chỉnh đơn giá hàng hóa [tên hàng hóa] từ [đơn giá cũ] sang [đơn giá mới]. Bước 5: Ký số và gửi biên bản cho bên mua - Kế toán của bên bán ký số vào biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. - Gửi biên bản điều chỉnh cho bên mua qua phần mềm hóa đơn điện tử hoặc email. Lưu ý: