Giáo Dục Stem Ở Tiểu Học Là Gì

Giáo Dục Stem Ở Tiểu Học Là Gì

Giáo dục tiểu học là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành giáo dục, nó chỉ một giai đoạn đầu tiên của hệ giáo dục chính quy, sau giáo dục mầm non và trước giáo dục trung học cơ sở.

STEM được tổ chức dưới hình thức nào?

Giáo dục STEM đề cao sự linh hoạt từ những hoạt động trong trường như trên lớp học hoặc câu lạc bộ ở trường, những hoạt động ngoài trường như hoạt động được tổ chức từ ba mẹ đồng hành cùng con, những chương trình từ tổ dân phố hoặc địa phương. Hình thức tổ chức STEM có thể cụ thể hơn như:

5 hoạt động chính trong cấu trúc bài học của STEM:

Hành động 1: Đưa ra nội dung và các tiêu chí cụ thể của bài học. Sau đó xác định vấn đề và chế tạo sản phẩm.

Hành động 2: Nghiên cứu sản phẩm cùng với kiến thức nền. Dựa trên các tiêu chí đã nêu trên để đưa ra các bản thiết kế giải pháp.

Hành động 3: Thương thảo và trình bày bản thiết kế sau đó chứng minh và chọn phương án tốt nhất.

Hành động 4: Thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế đã chọn trước đó.

Hành động 5: Thảo luận và điều chỉnh sản phẩm đã chế tạo cho tới khi hoàn thiện bản thiết kế.

Đối với trung học, phương pháp STEM sẽ dựa trên những kiến thức mà học sinh đã học trên lớp để sáng tạo ra thành phẩm. Học sinh trung học đã được học thêm môn vật lý, hóa học, sinh học nên sẽ áp dụng những kiến thức đó để sáng tạo ra những thành phẩm thông qua phương pháp STEM.

Trong giờ học STEM, thông qua mô hình, học sinh áp dụng được các kiến thức Vật Lý, Công Nghệ, Toán học, Sinh học, Kỹ thuật.

Bên cạnh việc lên lớp, thành lập một câu lạc bộ STEM, những hoạt động ở địa phương hoặc phụ huynh tạo hoạt động STEM để tạo điều kiện cho các học sinh có môi trường trải nghiệm thực tế..

Nguyên tắc xây dựng nội dung bài STEM

Theo tiểu mục 1 Mục III Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn nội dung giáo dục STEM trong giáo dục trung học như sau:

Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội

Nội dung bài học STEM được gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ và học sinh được yêu cầu tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.

Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn học trong chương trình; bảo đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối trọn vẹn.

Thông qua bài học của môn khoa học

Các bài học STEM được giáo viên thiết kế đưa ra những góc nhìn thực tiễn nhất trong quá trình dạy học. Nội dung bám sát theo giáo trình giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên sẽ là người đồng hành và hướng dẫn các em làm thế nào để vận dụng các môn đã học ở trên lớp như toán, lý, hóa, sinh, công nghệ vào trong thực hành (chế tạo sản phẩm).

Thông qua hoạt động trải nghiệm

Nhà trường có thể mở các câu lạc bộ về STEM, tổ chức những hoạt động nhỏ nhằm giúp các bạn được trải nghiệm thực tế nhiều hơn với phương pháp này. Có thể trưng bày những sản phẩm của các bạn ở thư viện hay là lớp học, giúp các bạn thích thú hơn trong việc tìm tòi cái mới, tăng khả năng sáng tạo.

Mỗi buổi học về STEM cần được thiết kế kỹ càng, không những thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo của các bạn, mà cần rút ra những bài học giá trị từ sản phẩm do chính các bạn làm ra.

KẾ HOẠCH Triển khai hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học

Phòng GDĐT Lạc Dương https://lacduong.edu.vn/uploads/pillar-icon-attorney-law-firm-logo-1.png

KẾ HOẠCH Triển khai hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học

Căn cứ Công văn số 909/BGDĐT-GDTH ngày 08/3/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học, từ năm học 2022-2023 với các nội dung như sau:  I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích  - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông  cấp tiểu học; thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt  động giáo dục STEM; bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên trong các cơ sở giáo dục tiểu học. - Thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM nhằm hỗ trợ, tăng cường giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, Tin học và Nghệ thuật; tạo hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập, giúp học sinh khám phá tiềm năng của bản thân, khám phá khoa học, công nghệ, phát huy tính tích cực sáng tạo và vận dụng vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn cuộc sống. 2. Yêu cầu  - Tổ chức các hoạt động giáo dục STEM bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan, phù hợp với đặc điểm tâm  sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh và điều kiện của nhà trường;thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên. - Bám sát chương trình các môn học/HĐGD có liên quan, điều kiện của nhà trường để đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh; bảo đảm nguyên tắc khoa học, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.     II. Nội dung và các hình thức tổ chức giáo dục STEM 1. Nội dung Giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. (tham khảo “Tài liệu tập huấn triển khai giáo dục STEM theo chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học” của Bộ GDĐT trên website https://stemtieuhoc.edu.vn).  2. Các hình  thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM a) Bài học STEM Dạy học các môn học theo bài học STEM là hình thức tổ chức dạy học thực hiện tích hợp nội môn hoặc liên môn. Đây là hình thức triển khai giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học STEM bám sát yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Thời lượng tổ chức thực hiện bài học STEM được xây dựng dựa trên thời lượng các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học STEM một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, không gây quá tải đối với học sinh và giáo viên và được thể hiện trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo quy định. Tiến trình thực hiện bài học STEM dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật hoặc quy trình khám phá khoa học với các hoạt động học phù hợp với đối tượng học sinh và sử dụng các thiết bị dạy học cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT đã ban hành cùng các đồ dùng học tập của học sinh trong các môn học/hoạt động giáo dục, các vật tư, vật liệu dễ tìm, sẵn có đối với giáo viên và học sinh. Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để giúp học sinhchủ động trong học tập. Đánh giá học sinh trong bài học STEM được thực hiện như quy định về kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học STEM, giáo viên thực hiện đánh giá học sinh dựatrên các phương pháp chủ yếu như quan sát, vấn đáp, đánh giá qua hồ sơ họctập,các sản phẩm, hoạt động của học sinh. Khi đánh giá, cần coi trọng đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) động viên sự tiến bộ của học sinh, tạo sự tự tin và hứng thú học tập cho học sinh. b) Hoạt động trải nghiệm STEM Hoạt động trải nghiệm STEM là hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM thông qua câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM, dự án học tập STEM hoặchoạt động trải nghiệm STEM trong thực tế tại các địa điểm phù hợp theo mục tiêu, sở thích, năng khiếu và nguyện vọng của học sinh nhằm tạo hứng thú và động lực học tập, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất và bồi dưỡng đam mê, năng khiếu cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm STEM được xây dựng trong kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và thực tế tại địa phương. Hoạt động trải nghiệm STEM được thiết kế dựa trên dạy học tích hợp liên môn, nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực đòi hỏi học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng để đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo. Không gian, thời gian tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm STEM có thể vượt ra ngoài không gian nhà trường (cơ sở sản xuất, trường học, viện nghiên cứu,...), ngoài thời gian môn học/hoạt động giáo dục. c) Làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật Làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM dành cho những học sinh có năng khiếu, có sở thích, hứng thú bước đầu tìm tòi, tiếp cận với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM, giáo viên phát hiện các học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các em làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục STEM để học sinh có cơ hội làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dưới hình thức một đề tài/dự án nghiên cứu cá nhân hoặc nhóm học sinh, với sự hướng dẫn của một giáo viên, nhóm giáo viên hoặc phối hợp với các lực lượng xã hội khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu (như gia đình, cơ sở sản xuất, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, chuyên gia, nghệ nhân, nhà khoa học...). Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM, ngày hội giao lưu về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật tại đơn vị làm cơ sở để lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu tham gia các sân chơi về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật phù hợp với học sinh cấp tiểu học. 3. Thiết bị và cơ sở vật chất      Giáo dục STEM là mô hình giáo dục theo cách tiếp cận liên môn và gắn với các hoạt động thực hành, thí nghiệm. Vì vậy, cơ sở vật chất đặc thù đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học, bao gồm: Thiết bị STEM và không gian STEM.  a) Thiết bị STEM  Tăng cường sử dụng các vật liệu, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận, chi phí thấp và an toàn. Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để học sinh chủ động học tập.  Ngoài ra, giáo viên, học sinh có thể sử dụng những vật liệu tái chế, tái sử dụng nhưng cần đảm bảo dễ tìm và an toàn khi sử dụng.  b) Không gian STEM Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia bố trí phòng “Khoa học – Công nghệ” theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 để thiết kế thành “Phòng STEM” và các “Không gian sáng chế”. Các phòng này được trang bị các thiết bị trong danh mục tối thiểu của lĩnh vực khoa học, công nghệ, tin học, các thiết bị gia công, vật tư tiêu hao, hệ thống các thiết bị nghe nhìn phù hợp… theo định hướng hoạt động STEM cụ thể, khả năng tài chính của đơn vị.  Đối với các trường chưa có không gian riêng cho hoạt động STEM, có thể tận dụng các không gian sẵn có trong nhà trường như lớp học, sân trường, các phòng học bộ môn, thư viện,…và trang bị các trang thiết bị theo danh mục thiết bị tối thiểu của lĩnh vực khoa học, công nghệ, tin học hợp lí và tiết kiệm.  4. Công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên - Tập huấn CBQL và giáo viên của các trường triển khai năm học 2023-2024 và năm học 2024-2025.  - Tổ chức thực tế, học tập trao đổi kinh nghiệm về giáo dục STEM tại các tỉnh đã được Bộ GDĐT triển khai có kết quả tốt.  - Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp huyện và cấp tỉnh về triển khai giáo dục STEM.  3. Đẩy mạnh công tác truyền thông  - Tuyên truyền về giáo dục STEM tới các bên liên quan (cha mẹ học sinh, học sinh).  - Truyền thông trên mạng xã hội (chia sẻ kiến thức, thông tin về giáo dục STEM cho cộng đồng).  - Xây dựng các video về ngày hội STEM, các bài học STEM, các hoạt động trải nghiệm STEM tại các trường triển khai thực hiện.  - Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lâm Đồng, Đài địa phương Báo Lâm Đồng và các phương tiện thông tin đại chúng khác đưa tin về các hoạt động giáo dục STEM. 4. Kinh phí: Kinh phí tổ chức giáo dục STEM được trích từ nguồn kinh phí hằng năm của đơn vị, các nguồn xã hội hóa, tài trợ hợp pháp.  III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phòng Giáo dục Tiểu học và Giáo dục Mầm non - Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.  - Hướng dẫn, triển khai các tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn; tổ chức hiệu quả các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo lộ trình phù hợp từng giai đoạn trên địa bàn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.  - Năm học 2023-2024, Phòng GDĐT huyện Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc lựa chọn ít nhất 5 trường tiểu học triển khai; các Phòng GDĐT còn lại tùy theo tình hình thực tế lựa chọn 1 đến 2 trường trọng điểm để triển khai, tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện. Báo cáo Sở GDĐT các trường tiểu học được lựa chọn triển khai thực hiện trước ngày 15/5/2023. - Đến năm học 2024-2025 triển khai thực hiện 100% các trường tiểu học đảm bảo chất lượng và yêu cầu theo quy định.  - Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quan tâm bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong các trường tiểu học trên địa bàn phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định.  - Hướng dẫn các trường tiểu học xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục thực hiện giáo dục STEM phù hợp với điều kiện địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lí. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên việc tổ chức giáo dục STEM để hiểu sâu, nắm chắc các kĩ năng tổ chức giáo dục STEM; kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt. 3. Các cơ sở giáo dục tiểu học - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn tại Công văn số 1150/SGDĐT-GDTH ngày 29/6/2021 với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường; xây dựng chuẩn hóa phòng Khoa học và Công nghệ theo quy định, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục STEM. - Xây dưng kế hoạch tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện giáo dục STEM; thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề về thực hiện nội dung giáo dục STEM để nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.  - Tổ chức, kiểm tra các tiết dạy có nội dung STEM để kịp thời tư vấn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và có biện pháp xử lý phù hợp, linh hoạt, tổng hợp ý kiến của các tổ chuyên môn và báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo. 4. Chế độ báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả giáo dục STEM (qua email Phòng Giáo dục Tiểu học và Giáo dục Mầm non: [email protected]) trước ngày 06/6 hằng  năm./.

Các cấp bậc giáo dục tại Việt Nam trong tiếng Anh:

- Trung học cơ sở: Secondary school

- Trung học phổ thông: High school

- Trung tâm giáo dục thường xuyên: Continuing Education Center

Theo Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH:

Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

STEM là phương pháp giáo dục nâng cao rèn luyện kỹ năng liên quan đến 4 yếu tố: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.

Phương pháp giáo dục STEM định hướng cho học sinh ứng dụng vào thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự linh hoạt của STEM sẽ giúp học sinh học cách phân tích, tư duy, sáng tạo và có kiến thức xử lý tình huống một cách nhanh chóng.

STEM xuất hiện vào những năm 1998 từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) và chính thức áp dụng trong ngành giáo dục những năm sau đó. Từ đó các nước phát triển Anh, Mỹ, Úc và các nước Trung Đông,... bắt đầu áp dụng phương pháp này vào giáo dục. Cho tới năm 2012, Việt Nam mới bắt đầu đưa STEM vào chương trình dạy học.

Phương pháp giáo dục STEM sẽ truyền tải góc nhìn thực tiễn thông qua bài giảng. Từ đây, học sinh sẽ bắt đầu phát sinh những câu hỏi, khơi dậy sự tìm tòi học hỏi của trẻ, kích thích trẻ tìm ra phương án, giải quyết vấn đề bằng những kiến thức đã được STEM truyền tải trước đó.

Thay vì phải học nhiều môn khác nhau và chỉ học lý thuyết suông thì STEM là một phương pháp tích hợp, học sinh sẽ được thực hành nhiều hơn và từ đó đưa ra kết luận, sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và tăng khả năng tỉ mỉ quan sát xung quanh của trẻ hơn.