Wir verwenden Cookies und Daten, um
Các danh hiệu khác của cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Việt Nam 2023:
Á hậu 1 thuộc về người đẹp Phan Thị Thành (SBD 289),
Á hậu 2 được trao cho người đẹp Lò Thị Thương (SBD 139) và người đẹp Dương Thanh Nhàn (SBD 107),
Á hậu 3 cũng được trao cho các người đẹp: Trần Thị Huyền Trân (SBD 399), Trần Thị Thái Hòa (SBD 215) và Lê Thị Khánh Vân (SBD 111),
Danh hiệu Hoa hậu thiện nguyện thuộc về Liêu Thị Mỹ Hạnh (SBD 179).
Các giải thưởng phụ của cuộc thi:
Người đẹp dạ hội – Lê Thị Hải (SBD 188)
Người đẹp công sở - Phan Thị Thu Kiều (SBD 079),
Người đẹp tài năng – Nguyễn Thị Vân Anh (SBD 212),
Người đẹp trí tuệ - Nguyễn Đỗ Trúc Nguyên (SBD 099),
Người đẹp được yêu thích nhất – Nguyễn Tuyết Vân (SBD 077).
Một nhân vật đầy quyền lực của âm nhạc Việt, và sở hữu một profile mà các nhạc sĩ khác cũng mơ ước.
Hồ Hoài Anh là một "con nhà nòi" của âm nhạc Việt. Mẹ của anh là NSND Thanh Tâm - nữ NSND đầu tiên của Việt Nam được ghi nhận thành danh với loại nhạc cụ đàn bầu. Bà cũng từng giữ vị trí Trưởng khoa Nhạc cụ dân tộc tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia việt Nam.
Hồ Hoài Anh và mẹ của anh - NSND Thanh Tâm.
Chính nhờ sinh trưởng trong một "cái nôi âm nhạc" với nền tảng vững vàng, "cu Tí" - biệt danh của Hồ Hoài Anh - nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao đầy tiềm năng của âm nhạc Việt Nam.
13 tuổi, Hồ Hoài Anh đại diện Việt Nam sang Nhật tham gia Festival Âm Nhạc Thiếu Nhi Châu Á. Vừa tròn 18 tuổi, anh đoạt được giải Nhất cuộc thi Độc Tấu Nhạc Cụ Dân Tộc Toàn Quốc.
20 tuổi, Hồ Hoài Anh đã may mắn được đem cây đàn bầu đi lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Những tư liệu âm nhạc đa quốc gia ấy đã được chàng nhạc sĩ trẻ chắt chiu, cóp nhặt làm "của để dành" dùng cho sự nghiệp sáng tác sau này.
Hồ Hoài Anh là người rất thực tế, không ngại va chạm, học hỏi và rất gần gũi. Từ chuyên ngành đàn bầu, anh theo đuổi "nghiệp" phòng thu, trở thành nhạc sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng, và hiện tại trở thành nhà sản xuất, đạo diễn chương trình có tiếng của Hà Nội.
Thói quen sáng tác của Hồ Hoài Anh gắn liền với cảm xúc. Phần nhiều những bài hát đóng mác Hồ Hoài Anh thường được sáng tác phần nhạc trước, sau đó anh thêm thắt phần lời rồi mới nghĩ đến tên.
Thế nhưng, càng ngày anh càng viết đều tay và đa dạng về phong cách. Sở trường vốn dĩ là ballad, nay chuyển sang viết rock, sáng tác cả R&B và punk...
Người hâm mộ vẫn biết tới Hồ Hoài Anh qua những ca khúc nhạc trẻ mà anh sáng tác như Dẫu Có Lỗi Lầm, Giọt Sương Và Chiếc Lá, Gánh Hàng Rau, Nuối Tiếc... và công việc giám đốc âm nhạc, nhà sản xuất hoặc giám khảo của nhiều chương trình lớn nhỏ.
Vào năm 2016, thông tin anh là một trong hơn 300 nghệ sĩ được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) khiến nhiều khán giả bất ngờ.
"Có được danh hiệu NSƯT hay NSND là niềm mơ ước của bất cứ nghệ sĩ nào ở Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc và tự hào khi được nhà nước phong tặng danh hiệu đợt này", nhạc sĩ Tình Yêu Muôn Màu chia sẻ.
Mỹ Tâm và Hiền Thục cũng từng thể hiện nhiều ca khúc đình đám của Hồ Hoài Anh.
Anh góp phần không nhỏ trong việc tạo nên những ca khúc đình đám của các ca sĩ tên tuổi như: Hiền Thục, Lưu Hương Giang, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh… Thậm chí, Hồ Hoài Anh còn đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc của một chương trình về Rap trong sự "nghi hoặc" của nhiều khán giả.
Chia sẻ về điều này, nam nhạc sĩ bộc bạch: "Đã là người sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp thì đứng trước một "đơn hàng" dù khó nhằn như thế nào thì cũng không được phép lắc đầu bó tay.
Một producer tốt là cần phải biết vai trò của mình là gì để vừa có thể giữ được dấu ấn riêng của ca sĩ mà vẫn phù hợp với thị hiếu của người nghe".
Luôn theo sát và ủng hộ người bạn đời trong mọi hoạt động nghệ thuật, nhưng Hồ Hoài Anh lại khá hạn chế sánh đôi cùng Lưu Hương Giang. Anh chọn làm hậu phương cho vợ, đứng sau âm thầm tại nên những bản hit làm nên tên tuổi của nữ ca sĩ.
Năm 2004, Lưu Hương Giang gây ấn tượng trên sân khấu Sao Mai điểm hẹn, sau đó chính thức đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Nữ ca sĩ hợp tác ăn ý với chồng - nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và cho ra đời nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng như Tôi Là Lưu Hương Giang, Cải Bắp, Chuyển Động,…
Được coi là cặp vợ chồng đẹp đôi nhất nhì showbiz Việt nhưng vài năm trước cả showbiz Việt "dậy sóng" khi trên mạng lan truyền tin đồn cặp đôi Giang - Hồ đã ly hôn.
Bản thân người trong cuộc cũng lên tiếng thừa nhận nhưng sau khi trải qua sóng gió, cả hai đều cảm thấy không thể thiếu nhau và quyết định tái hợp.
Chia sẻ về Hồ Hoài Anh trong bản live session mới nhất, Lưu Hương Giang khẳng định: "Xuất hiện bên cạnh nhau mười mấy năm, không biết có nhàm chán hay không. Nói lời cảm ơn thì hơi khách sáo. Nhưng anh là người đàn ông song hành cùng tôi và chúng tôi giúp nhau tốt lên mỗi ngày".
Nói về quan điểm của bản thân trong việc làm nghề, Hồ Hoài Anh tâm sự: "Tôi nghĩ ai cũng có thể chọn cho mình một con đường đi và cách sống, cho dù bạn ở đâu.
Ai cũng bảo làm nghề showbiz ồn ào, nhưng tôi không chọn con đường đó, nên không có gì bất an. Tôi rất thoải mái khi làm công việc này mà không phải kiêng dè gì. Nếu bị kéo vào những ồn ào, tôi sẽ bỏ ngoài tai, bởi nếu mình không tạo ra nó thì cần gì phải quan tâm đến nó.
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Từ năm 8 tuổi, anh bắt đầu làm quen với đàn bầu. Tiếng đàn của mẹ - NSND Thanh Tâm - đã truyền cho anh ngọn lửa đam mê với cây độc huyền cầm. Sau này, anh cũng kế thừa cây đàn gắn liền với mẹ mỗi giờ lên lớp.
Một câu trả lời khiến nhiều khán giả vẫn chưa thực sự thỏa mãn của Nam Em.
Một nhân vật đã lâu không xuất hiện nhưng được nhiều giảng viên thanh nhạc gọi bằng thầy.
Đồng thời, nhiều khán giả cũng đưa ra nhận định rằng màn đổi hit này đã tạo ra hai trường hợp, một bên "phá hit" và bên còn lại "nâng tầm hit".
https://thuonghieuvaphapluat.vn/chan-dung-nhac-si-ho-hoai-anh-la-nghe-si-uu-tu-hit-maker-cua-my-tam-hien-thuc-vz40924.html
Hiền tài là nguyên khí Quốc gia, chân lý này không ai phản bác.
Nói “Tài hiền là nguyên khí Gia quốc” nghe có vẻ trái tai nhưng nghĩ vậy mà không phải vậy.
Nếu hiểu “Gia sản” là tài sản riêng của một dòng tộc, một gia đình thì “Gia quốc” cũng là quốc gia của một gia đình, rộng hơn một chút là của một nhóm người.
Vua chúa xưa thường nói “Giang sơn này là của Trẫm”, nghĩa là “Quốc gia” biến thành “Gia quốc”.
Khi giang sơn thuộc về một gia đình, một dòng tộc, một nhóm người thì công sản biến thành gia sản.
Không biết có phải vì thế mà các sử gia đưa vào sử liệu khái niệm “Triều Đinh”, “Triều Lê”, “Triều Lý”, “Triều Trần”, “Triều Mạc”, “Triều Nguyễn”,…
Triều Đinh chỉ tồn tại 22 năm từ năm 968 đến năm 980; Triều Mạc tồn tại từ năm 1527 đến năm 1592, tổng cộng là 66 năm không kể thời gian con cháu nhà Mạc rút về Cao Bằng tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê (đến năm 1677).
Nếu chẳng may ở đâu đó, trong một khoảng thời gian không ngắn, quốc gia bị thao túng bởi “Nhóm lợi ích” cả về kinh tế, văn hóa và chính trị, có thể sau này các sử gia sẽ gọi giai đoạn lịch sử đó là “Triều Nhóm”?
Vào thời “Triều Nhóm”, những kẻ chỉ biết cúi đầu vâng, dạ, bảo sao nghe vậy chính là bọn “Tài hiền”, bọn ấy có cũng như không, ngày chỉ biết cắp ô, đêm chỉ biết cô đầu, vật vờ như cái bóng.
Khi quốc gia trở thành sân sau của phe nhóm, gia đình, dòng tộc thì đương nhiên hiền tài phải ra đi và “Tài hiền” trở thành nguyên khí.
Nếu có lúc nào đó “Hiền tài như lá thu; Tài hiền như cỏ dại” thì đó không phải là hạnh phúc mà là vô phúc cho quốc gia, dân tộc.
Ngay cả với nhóm không phải là “Tài hiền”, vẫn có người không ngại mà rằng: “Trí thức bây giờ dốt hơn trí thức ngày xưa”.
Chẳng biết nói thế có bao nhiêu phần đúng?
Giáo sư Hoàng Tụy trong bài: “Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ” viết:
“Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhẫn nhục an phận, dễ bằng lòng với những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt, thiển cận theo lối cò con.
“Vì không cực đoan nên ít có đổ vỡ lớn, nhưng dễ bảo thủ, ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới do đó cũng dễ lâm vào trì trệ triền miên”.[1]
“Tài hiền” đã được một vị quan chức lãnh đạo ngành phát thanh truyền hình đất Kẻ Chợ nói trắng phớ giữa hội nghị thế vầy:
“Họ làm việc làng nhàng, đi ra đi vào, tuy nhiên họ không vi phạm kỷ luật, không cãi ai, không chửi ai nên rất khó đuổi”. [2]
Có phải vì thế mà xã hội hôm nay thỉnh thoảng lại bùng lên những chuyện “sốc, sex”, chuyện “Hoa hậu hở bạo”, chuyện chữ “lon” thêm mũ và thêm dấu,… nhằm giải cơn ngái ngủ của bộ phận khá đông người “trì trệ triền miên”, trong đó có không ít người được ủy quyền ký trên văn bản như bà Cục trưởng lý giải về chữ “lon” ở cơ quan cấp bộ chuyên về văn hóa.
Cứ cho là hãng giải khát ấy dùng từ chưa chuẩn thì người Việt cũng chẳng mấy ai để ý, chỉ khi bà Cục trưởng “phát động phong trào” thì người ta mới thấy nó thật là “nhạy cảm”, mới xúm vào mổ xẻ, vậy nên trách ai?
Nói thêm tí chút, nếu phạt hãng nước giải khát vì chữ “lon” thì có lẽ bà Cục trưởng nên ra thêm quyết định phạt báo các báo điện tử Laodong.vn, Vietbao.vn, Nongnghiep.vn, Baophapluat.vn,… vì các báo này đã dùng tên gọi “Đảo Côn Lôn” thay cho Côn Đảo.
Chuyện chưa từng kể về đảo Côn Lôn. [3]
Côn Lôn, thiên đường tại thế. [5]
Phan Châu Trinh và án giam đất Côn Lôn. [6]
Phải thấy rằng các báo nêu trên đã cố tình dùng từ “Côn Lôn” - một địa danh từ trước thế kỷ 20 - mà không dùng địa danh theo quy định của pháp luật hiện hành là huyện Côn Đảo.
Tại sao lại sử dụng địa danh trong đó có từ chỉ cần thêm dấu mà không cần thêm “mũ” đã trở nên “rất là khủng khiếp” như ý bà Cục trưởng trả lời báo chí. [7]
Người Việt từng biết đến rất nhiều “Tài hiền” khi người ta đưa ra các ý tưởng, chẳng hạn “Ngực lép không được lái xe”; “Ôtô 4 chỗ phải được trang bị bình cứu hoả”; “Cho phép toàn dân hát Quốc ca”; “Cộng điểm cho Mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học”,…
Tuy nhiên hai ba năm trở lại đây, người dân mới ngớ ra, rằng đất nước còn tiềm ẩn vô số chủng loại “Tài hiền” khủng mà bọn “không cãi ai, không chửi ai nên rất khó đuổi” chưa xứng đáng là đệ tử chứ đừng nói là con cháu, ví như “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi” hay “Giờ tôi nghỉ hưu rồi, có làm được gì mà nói”,…
Nhưng vì sao bọn “Tài hiền” lại đẻ mắn đến thế, sống dai đến thế?
Trả lời câu hỏi này phải mượn câu nói dân gian với đôi chút “sáng tạo”: “Đầu óc ngu si, ngũ chi khỏe mạnh”.
Người bình thường chỉ có tứ chi, bọn “tài hiền” lại có ngũ chi nên mới sinh chuyện đẻ mắn, giải thích thế có vị độc giả quen biết bảo là không chuẩn vì chỉ khoảng trên dưới 50% bọn “tài hiền” là có chi thứ ngũ, bọn còn lại làm gì có???
Có điều khi đã là “Tài hiền” thì chúng muốn gì mà chẳng được, sá gì thêm chi?
[1]https://www.slideshare.net/ebookfree247/cho-manh-cho-yeu-trong-tam-ly-con-nguoi-viet-nam-khi-di-vao-thoi-dai-van-minh-tri-tue
[2] https://tuoitre.vn/40-nhan-su-kem-cua-dai-truyen-hinh-ha-noi-la-con-ong-nay-ba-kia-20180703142411431.htm
[3] https://laodong.vn/phong-su/chuyen-chua-tung-ke-ve-dao-con-lon-526507.ldo
[4] http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Tham-dao-Con-Lon/50707841/419/
[5]https://nongnghiep.vn/con-lon-thien-duong-tai-the-post88645.html
[6]http://baophapluat.vn/dan-sinh/phan-chau-trinh-va-an-giam-dat-con-lon-320441.html
[7]https://thanhnien.vn/doi-song/mo-lon-viet-nam-bi-cho-la-phan-cam-dan-mang-khong-hieu-vi-sao-phan-cam-1098115.html