Hướng Dẫn Làm Kế Toán Sản Xuất Trên Misa Amis

Hướng Dẫn Làm Kế Toán Sản Xuất Trên Misa Amis

Trong các bài viết trước thuộc chủ đề “Kế toán tại công ty du lịch, lữ hành”, MISA AMIS Kế toán đã cùng bạn đọc tìm hiểu các nội dung tổng quan liên quan đến ngành du lịch, lữ hành và các hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty du lịch, lữ hành. Với bài viết này, hãy cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu sâu hơn về những đặc thù trong công tác kế toán cũng hướng dẫn chi tiết về cách hạch toán kế toán đối với một số phần hành kế toán đối với loại hình doanh nghiệp đặc thù này.

Ghi nhận liên quan tới thu/chi (tiền khách hàng ứng trước, tiền ứng trước cho bên cung cấp dịch vụ, tạm ứng/hoàn ứng cho hướng dẫn viên…)

Nợ TK 111,112: Tiền mặt/tiền gửi ngân hàng

Có TK 131: Phải thu của khách hàng.

Nợ TK 331: Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112…….: Tiền mặt/tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 141 (Chi tiết cho nhân viên tạm ứng)

Có TK 111, 112: Tiền mặt/tiền gửi ngân hàng

Đọc thêm: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên xử lý như thế nào?

Nợ TK 621, 622, 627 hoặc 154: Ghi nhận các chi phí vào tài khoản tương ứng phần hoàn ứng.

Nợ TK 1331 (nếu có): Khoản thuế GTGT khấu trừ phát sinh

Nợ TK 111, 112: Tiền mặt/tiền gửi ngân hàng (khoản tiền tạm ứng nhân viên hoàn ứng chưa sử dụng trả lại bằng tiền)

Có TK 141: Tạm ứng (Tổng số tiền đã tạm ứng)

Phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ thu chi trong doanh nghiệp lữ hành

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành du lịch lữ hành

Hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, lữ hành có những đặc điểm chủ yếu như sau:

– Ngành du lịch lữ hành là ngành dịch vụ cho nên có tỷ suất lợi nhuận khá cao, đa dạng về đối tượng sử dụng dịch vụ, đa loại về loại hình dịch vụ.

– Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành mang tính chất mùa vụ. Một số khung thời gian thuộc mùa cao điểm du lịch, số lượng tour nhiều dẫn tới khối lượng nghiệp vụ đặc biệt lớn. Do sự biến động lượng khách giữa các mùa tương đối khác nhau nên tình hình hoạt động tại các thời điểm trong năm sẽ có sự biến động. Hoạt động du lịch cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ sự ổn định của chính trị, xã hội và sự phát triển kinh kinh tế chung toàn cầu. Ví dụ dịch Covid 19 làm tê cứng hoàn toàn mọi hoạt động du lịch trong năm 2021.

– Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng nhóm khách về ăn, ở, tham quan cũng là khác nhau. Mỗi tour du lịch có lịch trình, yêu cầu khác nhau nên có thể phát sinh các đầu mục chi phí với tỉ trọng không giống nhau. Tổ chức hoạt động du lịch khá phân tán và không đồng nhất giữa các tour. Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành thường là sự kết hợp của nhiều loại hình khác nhau hoặc liên quan trực tiếp với nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh vui – chơi – giải trí, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa…

– Sản phẩm của hoạt động du lịch và dịch vụ nói chung không có hình thái vật chất cụ thể, không có quá trình nhập, xuất kho như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông thường. Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm du lịch và dịch vụ được tiến hành đồng thời, cùng một thời điểm.

Những đặc điểm trên của ngành du lịch, lữ hành sẽ có ảnh hưởng nhất định đến công tác tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành.

Kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định lãi lỗ kết quả kinh doanh

Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được doanh thu và chi phí, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh.

a) Hạch toán kết chuyển Doanh thu, thu nhập khác

Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

b) Hạch toán kết chuyển chi phí:

– Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

c) Tính toán xác định kết quả kinh doanh lãi lỗ cuối năm:

Sau khi doanh nghiệp đã tập hợp được đầy đủ doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác thì kế toán sẽ tiến hành xác định kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp.

Đọc ngay: Chi phí tài chính là gì? Các trường hợp hạch toán chi phí tài chính cần lưu ý

Đặc điểm của kế toán các phần hành tại các công ty du lịch, lữ hành

Doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành có một số đặc điểm khác với doanh nghiệp kinh doanh thương mại hay sản xuất cụ thể như sau:

– Doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch theo tour. Việc ghi nhận doanh thu dịch vụ cần đặc biệt lưu ý tới thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ghi nhận.

– Quá trình sản xuất, tiêu thụ dịch vụ du lịch lữ hành được tiến hành đồng thời, cùng một thời điểm nên kế toán cần theo dõi thường xuyên, liên tục từ thời điểm bắt đầu triển khai đến khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.

– Có thể phát sinh các khoản doanh thu bằng ngoại tệ, cần lưu ý về việc xác định tỷ giá quy đổi.

– Dịch vụ du lịch thường có các khoản nhận trước của khách hàng do vậy kế toán cần nắm chắc bản chất khoản nhận trước, phân biệt với doanh thu để hạch toán đúng tài khoản theo chế độ kế toán.

– Đối với một số tour dài ngày, các điểm đến phân tán, đặc biệt trong trường hợp gói du lịch có điểm đến là nhiều quốc gia khác nhau, các công ty du lịch có thể cùng kết hợp trong việc cung cấp tour cho khách. Trong trường hợp này, việc xác định doanh thu dự kiến phân chia tới từng công ty cần được xác định từ giai đoạn dự toán. Từng doanh nghiệp cần xác định đúng thời điểm mình hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, và giá trị doanh thu tương ứng với phần dịch vụ mình cung cấp để ghi nhận doanh thu đúng thời điểm, đúng giá trị.

Xem thêm: Doanh thu, doanh thu thuần, tổng doanh thu tiếng anh là gì?

Chi phí kinh doanh của hoạt động du lịch lữ hành bao gồm nhiều khoản khoản chi phí khác nhau như sau:

– Giá vốn của dịch vụ du lịch lữ hành: Giá vốn của hoạt động du lịch, lữ hành là chi phí trực tiếp để cung cấp dịch vụ từ khi khách hàng đăng ký dịch vụ đến khi hoàn thành dịch vụ cho khách hàng. Chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã cung cấp phục vụ cho gói dịch vụ du lịch lữ hành mà khách hàng đã lựa chọn. Giá vốn không bao gồm các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý và chi phí bán hàng.

Cụ thể các giá vốn chủ yếu của hoạt động du lịch lữ hành gồm:

Có thể bạn quan tâm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán tại các loại hình DN

Liên quan đến giá vốn của dịch vụ du lịch lữ hành, không thể bỏ qua khâu tính giá thành dịch vụ. Do đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành mà doanh nghiệp khi tính giá thành thường chọn đối tượng tính giá thành là:

Kế toán cần lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để xác định được kết quả kinh doanh chính xác nhất.

Bên cạnh các chi phí giá vốn kể trên, tương tự các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành còn phát sinh các khoản chi phí về bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán phải phân loại đúng các khoản chi phí tránh việc đưa nhầm lẫn các chi phí bán hàng và chi phí quản lý vào chi phí giá vốn sẽ làm sai lệch kết quả kinh doanh và khiến cho việc đánh giá, phân tích và tính toán, ước lượng định giá bán không chính xác.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành: Giản đơn, Hệ số, Tỷ lệ, Định mức, Phân bước liên tục và cho phép tính giá thành cho từng sản phẩm, đơn hàng, công trình hoặc hợp đồng.

c) Phần hành kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, kho

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành cần sử dụng nhiều tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tài sản cố định này cũng như các doanh nghiệp khác, cần đáp ứng yêu cầu về nguyên giá được xác định từ 30 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm, đáp ứng tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định theo Điều 3, Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Tài sản cố định của công ty du lịch, lữ hành thường bao gồm:

Xem thêm: Tài sản cố định hữu hình là gì? Tổng hợp các quy định về tài sản cố định hữu hình

Do đặc thù trong đơn vị du lịch lữ hành sẽ có nhiều vật liệu, công cụ dụng cụ cần dùng cho các tour du lịch lữ hành như: mũ, cốc, băng rôn, baner… Mặc dù giá trị từng CCDC có giá trị nhỏ nhưng số lượng sử dụng lớn nên tổng giá trị của CCDC có thể tương đối lớn, do vậy kế toán cần quản lý và theo dõi chặt chẽ tài sản này.