Kiếm Nhiều Tiền Để Làm Gì

Kiếm Nhiều Tiền Để Làm Gì

Phạm trù cá nhân, tiền là công cụ để nuôi sống, phục vụ bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta bắt buộc phải kiếm tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó, người có khả năng, thông minh thì sẽ kiếm được nhiều tiền, cuộc sống sung túc hơn, tính thụ hưởng cũng cao hơn. Người kiếm tiền ít, thì trang trải cuộc sống sẽ khó khăn hơn, nhu cầu thụ hưởng cũng ít hơn.

Bạn cần làm gì ở độ tuổi 26 này?

Để trả lời câu hỏi này thì CodeGym khuyên các bạn cần phải thay đổi suy nghĩ cảm xúc của mình. Và sau đó sẽ lên kế hoạch tổng thể. Để giúp bạn có một sự thay đổi lớn trong tuổi 26 của mình.

Nói hơi quá nhưng nếu 26 tuổi bạn đang bấp bênh trong cuộc sống. Thì vấn đề đầu tiên là do lối sống của bạn. Bạn đang có một lối sống với suy nghĩ tiêu cực. Hoặc do bạn quá lo lắng cho tương lại của mình. Mà không biết làm gì hay làm thế nào. Và tự đặt câu hỏi cho chính mình rằng “26 tuổi nên làm nghề gì?”.

Những người thành công luôn hình thành những suy nghĩ tích cực. Là người thiết lập lối sống tốt, có kế hoạch cụ thể từng ngày. Có thể hiện tại bạn chưa có kế hoạch cho bản thân. Hay cảm thấy đầu óc mình trống rỗng . Có rất nhiều người ở độ tuổi nào cũng rất nghiện game. Bỏ thời gian vào game rồi đến khi bạn 30 hay 40 tuổi vẫn chưa có gì trong tay. Hãy tạo cho mình thói quen từ việc. Nên thức khuya hay dậy sớm một chút để làm những việc thật sự xứng đáng. Sống tích cực hơn là cách tạo tiền đề thành công trong cuộc sống. Ngoài ra cũng cần tập thể dụng thể thao để nâng cao sức khỏe của bản thân.

Thường thì đến độ tuổi này bạn bắt đầu quá trình lo sợ. Và tự cảm thấy bản thân mình phần nào đó thất bại. Nhìn thẳng vào những vấn đề bạn đang mắc phải trong cuộc sống. Chỉ có như thế mới giúp bạn nhận ra sai lầm và sửa chữa nó. Những suy nghĩ cố định và bảo thủ là kết quả thiết yếu của thất bại. Khi bạn làm một việc gì đó dù nó dẫn đến thất bại. Thì bạn vẫn nghĩ rằng mình đã làm hết sức và cứ như vậy bạn thất bại liên tục.

Tuy nhiên ở những người thành công thì có thất bại là có bài học. Đây là lí do cố gắng cho sau này để chạm tới thành công. Cho nên muốn làm một việc gì đó thì trước tiên bạn cần phải thay đổi tư duy. Bởi nó là tiền đề cho mọi thứ. Bạn nghĩ nó thất bại thì nó sẽ như vậy.

tuổi nên làm nghề gì để có thu nhập cao?

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến mở kinh doanh một cửa hàng. Mở quán tạp hóa. Hay thậm trí là làm startup về một lĩnh vực nào đó… Nhưng bạn cần phải có vốn. Và đặc biệt là hiểu biết. Nhưng nó chỉ giúp bạn tạm bợ, chứ chưa thể chạm tới mong muốn của bạn. Đến 26 tuổi rồi bạn cần phải sự chắc chắn. Chứ không nên quá liều lĩnh hay lãng phí thời gian và những thứ không lâu dài được. Cho nên cái bạn cần chọn một bức đi lâu dài.

Tuổi 26 tư duy bạn vẫn tốt. Nhận thức vẫn cao và sự nhiệt huyết vẫn còn trong bạn. Và bạn có thể tham khảo một số nghề sau đây.

Đây có lẽ là ngành nghề có tỉ lệ ít thất nghiệp nhất. Mà cơ hội làm việc trên một thi trường vô cùng lớn. Ngành công nghề thông tin phù hợp và đào tạo cho mọi lúa tuổi. Nếu bạn băn khoăn “26 tuổi nên làm nghề gì?”. Thì công nghệ thông tin, lĩnh vực lập trình viên là một gợi ý sáng.

Ngành mà mọi doanh nghiệp đều cần có. Khi các công ty, các tổ chức ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp cần nhiều hơn các đội ngũ marketing chất lượng. Và để đáp ứng được đủ nguyện vọng của doanh nghiệp. Đó là điều thật sự cần thiết. Marketing là ngành nghề xu hướng của thời đại. Nó luôn nằm trong top thu nhập cao cùng với công nghệ thông tin.

Nhu cầu xa hội tăng vọt. Chính vì thế mà điện là thứ càng không thể thiếu trong đời sống. Cũng như trong sản xuất. Xã hội ngày một đòi hỏi ngành điện phải phát triển hơn. Và cần nhiều chuyên viên về điện, cơ khí hơn.

Nhu cầu hòa nhập xã hội càng cao. Thì khả năng tiếp xúc giữa các nền văn hóa càng nhiều. Chính vì vậy mà phiên dịch viên đang là điều cấp bách của xã hội.

Trên đây là tất cả những gợi ý từ CodeGym. Mong rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

“Người giàu kiếm tiền để làm gì?” – Một câu hỏi tưởng chừng như dễ mà lại khó bởi mỗi người sẽ có cho mình những câu trả lời khác nhau. Hãy cùng chúng tôi chiêm nghiệm câu trả lời về vấn đề này thông qua góc nhìn của Tác giả Nguyễn Thu Hương – Một nữ doanh nhân thành công đồng thời cũng là một chuyên gia tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu và nhân hiệu với 20 năm kinh nghiệm.

Đôi nét về tác giả Nguyễn Thu Hương

Năm 1995, Nguyễn Thu Hương quyết định tham gia cuộc thi Hoa Khôi Thể Thao, khi 16 tuổi và đoạt được ngôi vị cao nhất. Tốt nghiệp khoa Báo chí trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Thu Hương trở thành MC, Biên tập viên tại Đài truyền hình Việt Nam. Một thời gian sau, cô chuyển sang hướng kinh doanh. Năm 2011, nữ doanh nhân Nguyễn Thu Hương đại diện Việt Nam tham dự Cuộc thi Hoa hậu quý Bà Thế Giới và được ngôi vị Á hậu.

Hoa hậu Quý bà Thế giới đã giúp cô mở ra một tầm nhìn khác, rộng lớn hơn về thế giới. Từ mong ước trở thành người tiên phong mở những con đường mới, đam mê dấn thân nhằm tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng, góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội, Nguyễn Thu Hương đã miệt mài trong công việc kết nối và kiến tạo cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cô đã sáng lập ra hai mạng lưới: Mạng lưới Nam Phong Cách Doanh Nhân Quốc tế – BSIN và Mạng lưới Nữ lãnh đạo Quốc tế – WLIN. Đây cũng là hai mạng lưới phát triển bậc nhất châu Á hiện nay và là một trong số ít những mạng lưới năng động nhất thế giới.

Có bạn hỏi tôi rằng: Người nghèo phải vượt khó, vậy người giàu vượt khó ở đâu? Tôi đã đọc cuốn sách của Donald Trump, ông kể rằng, vào dịp Giáng Sinh những năm 1990, khi khủng hoảng kinh tế, một hôm ông bước ra đường gặp một người ăn xin, ông nói với người ăn xin rằng: “Trong túi anh có bao nhiêu tiền vậy?” Người ăn xin nhìn thấy tỷ phú và nói chắc chắn là: “Trong túi tôi không có đồng nào cả”, vì kỳ vọng rằng, tỷ phú chắc là sẽ cho mình rất nhiều tiền. Donald Trump đã nói: “Ông vẫn còn giàu hơn tôi bởi vì tôi đang nợ 5 tỷ đô.”

Rõ ràng, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Người càng giàu càng có những vấn đề. Người giàu kiếm tiền để làm gì? Người thành công kiếm tiền để làm gì? Tôi đã từng đặt câu hỏi này cho chính mình. Tôi sinh vào cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980, các gia đình đều rất khó khăn. Tôi nhìn thấy cha mẹ mình lao động vất vả để mình có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Tôi quý sức lao động của bố mẹ và quý đồng tiền vô cùng. Ngay từ khi còn bé, tôi và các chị em trong gia đình đã có một thói quen là phải đi làm. Không ai trong một gia đình ngồi im mà có tiền rơi vào tay cả.

Tôi kiếm tiền để làm gì? Để có trách nhiệm. Mình phải có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với gia đình mình và không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đó là trách nhiệm đầu tiên mà khiến mình làm việc miệt mài. Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người thành công trong xã hội và tôi thấy họ càng thành công thì họ làm việc càng kinh khủng. Mình thấy mình làm việc không ăn thua gì so với họ cả. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng muốn thành công, chúng ta phải làm việc, không có cách nào khác.

Thứ hai, mình kiếm tiền để làm gì? Để biết ơn, để tri ân, bởi vì tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ bạn. Chính vì vậy mà tôi làm việc miệt mài với mong muốn có thể trả ơn công sinh thành của cha mẹ, để có thể trả ơn những người đã giúp đỡ mình, đã tin yêu và đi theo mình.

Thứ ba, mình kiếm tiền để làm gì khi mình đã có được tất cả mọi thứ? Ai trong chúng ta cũng có những ước mơ. Nhưng đôi khi vì cơm áo gạo tiền, chúng ta phải gác lại. Hành trình làm việc kiếm tiền còn một phần quan trọng nữa đó là để hoàn thiện bản thân mình, nuôi dưỡng, khám phá sức mạnh của chính mình. Tôi nhận thấy rằng chúng ta mạnh hơn những gì chúng ta tưởng tượng, chúng ta giỏi hơn những gì chúng ta nghĩ. Lúc đặt mình vào tình thế phải vượt qua các chướng ngại vật, đó là lúc chúng ta thấy rằng là hóa ra mình cũng không tệ, chính vì vậy mà hành trình kiếm tiền là một trong những hành trình hoàn thiện khám phá và khẳng định bản thân mình.

Tôi bắt đầu bước chân vào công việc truyền thông từ năm 1997. Tôi nhận thấy dường như quá trình mà mình làm việc chính là quá trình học hỏi và hoàn thiện giấc mơ của mình. Tôi thực sự là một người may mắn bởi vì hầu hết hành trình của tôi, ước mơ mà tôi nghĩ đến, bằng cách này hay cách khác đều trở thành hiện thực. Quá trình làm việc cật lực cho mình một sự chuẩn bị để khi cơ hội đến ngay lập tức mình nắm bắt được. Chính vì vậy mà tôi hay nói với các bạn trẻ rằng: “Hãy cố gắng làm việc thật nhiều, hãy chuẩn bị ước mơ và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Hãy theo đuổi giấc mơ của mình mà đừng để ai đánh cắp nó”.

Phụ nữ cần phải đẹp hơn, thành công hơn, hạnh phúc hơn, đó là điều mà tôi và các thành viên trong mạng lưới Nữ lãnh đạo quốc tế thường xuyên chia sẻ với nhau. Đó là một hành trình. Nếu chúng ta không có tiền thì làm sao có thể đẹp hơn được, thành công hơn được và hạnh phúc hơn được. Chính vì vậy mà đối với tôi, làm việc chính là hành trình khám phá bản thân, để hoàn thiện bản thân.

May mắn, tôi được đại diện cho Việt Nam tham dự rất nhiều hoạt động quốc tế. Năm 1998, tôi đã đi dự “Hoa hậu các đảo trên thế giới” tại Hàn Quốc. Lúc đó mới 18 tuổi nhưng khái niệm về niềm tự hào dân tộc, tên gọi Việt Nam rất quan trọng. Tôi thấy rằng, nếu như mình không cố gắng, Việt Nam không cố gắng để vươn lên thì dù mình có thế nào đi chăng nữa, thương hiệu Việt Nam không cao thì cũng khó mà tự hào.

Chính vì vậy mà tôi luôn mong muốn tham gia những hoạt động như Top 100 phong cách doanh nhân, rồi diễn đàn lãnh đạo quốc tế, … những hoạt động lãnh đạo với mong muốn chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy rằng: “Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có những khả năng để có thể khẳng định bản thân mình”. Tôi đã bắt đầu những hoạt động của mạng lưới ở các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và đàm phán phán tiếp với các nước xung quanh.

Nhiều người nghĩ rằng nước ngoài mới làm được, Việt Nam không làm được. Nhưng tôi nghĩ khác. Nếu thực sự mình có niềm đam mê, tin tưởng vào khả năng của mình và cống hiến hết sức, mình sẽ làm được. Đó là điều mà tôi đã từng bước thực hiện trong hành trình kiếm tiền và chinh phục các đỉnh cao.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông & Đầu tư Nam Hương