Chúng ta cùng học về các từ vựng chỉ các năm học khác nhau trong chương trình đại học nha
Tham gia các hoạt động tập thể, câu lạc bộ, đội nhóm
Ngay trong những ngày đầu đến trường, các bạn sẽ được các anh chị khóa trên giới thiệu về những hội nhóm, câu lạc bộ. Để có một thời sinh viên đáng nhớ, hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một câu lạc bộ phù hợp với sở thích để sinh hoạt và chia sẻ niềm vui cùng mọi người nhé! Tham gia hoạt động tập thể, chính là phương pháp để các bạn có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường đại học. Sinh viên có tuổi trẻ và sự năng động, bên cạnh việc dành điều đó cho học tập, hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa. Bạn sẽ học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và nhiều bài học bổ ích cho sau này.
Ngoài câu lạc bộ, đội nhóm của trường, các bạn còn có thể tham gia đội, nhóm ngoài trường. Điều này giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân và kết nối với nhiều sinh viên khác. Nhờ đó mà cuộc sống sinh viên của bạn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Quy định về chuyển điểm đối với sinh viên đại học ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:
Theo đó, quy định đã nói rõ rằng sinh viên đại học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng sinh viên đại học hoàn toàn có thể chuyển điểm (chuyển điểm được hiểu là chuyển những tín chỉ đã học) giữa các trường đại học.
Ví dụ sinh viên học tại trường A đã tích lũy 15 tín chỉ thì có thể chuyển số tín chỉ của những môn đã học này sang trường B để tiếp tục học.
Sinh viên năm nhất muốn chuyển ngành học có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định:
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
(2) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
(3) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(4) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Như vậy, theo quy định thì sinh viên năm nhất không được chuyển ngành học vì chưa đủ điều kiện.
Tìm hiểu chính mình và phát triển bản thân
Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin vững chắc với chính mình, từ đó sẽ có được sự tự tin. Có thể bạn thường nghĩ “mình đương nhiên là hiểu bản thân mình rồi”. Nhưng thực tế không phải như vậy, là một người trẻ tuổi, lại là sinh viên năm nhất, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều va vấp, từ đó đôi lúc dẫn đến sự nghi ngờ với chính bản thân.
Một trong những khó khăn mà nhiều sinh viên năm nhất gặp phải chính là chưa biết mình muốn gì, chưa biết điểm mạnh của bản thân ở đâu, nhưng lại nhìn thấy nhiều khuyết điểm và thiếu sót của bản thân. Đó chính là lúc bạn sẽ cảm thấy tự ti và muốn bỏ cuộc.
Vì thế, điều quan trọng là bạn cần tự quan sát chính bản thân mình – bằng cách làm những điều mình thích, trải nghiệm mọi thứ mình muốn, đối mặt với nỗi sợ hãi, những thất bại... Khi bạn đã tìm thấy điều phù hợp và hiểu được bản thân muốn gì, bạn sẽ có động lực để trau dồi và phát triển thành điểm mạnh của bản thân. Đây cũng là quá trình phát triển bản thân, dần dần tiến từ vùng an toàn (Comfort Zone) ra tới vùng phát triển (Growth Zone).
Hy vọng qua bài viết này của UMT, các bạn đã có thể biết được sinh viên năm nhất đại học nên làm gì và áp dụng vào cuộc sống của mình nhé
Căn cứ vào Mục 1 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
Như vậy, có thể thấy rằng môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn bắt buộc, bên cạnh đó môn Triết học Mác - Lênin và Kinh tế Chính trị Mác - Lênin cũng là những môn bắt buộc.
Bên cạnh đó, sinh viên năm nhất thường học rất nhiều môn khác nhau, tùy thuộc vào ngành mà các bạn sinh viên đại học năm nhất đã chọn chẳng hạn:
- Triết học Mác - Lênin: Giúp bạn hiểu rõ về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở lý luận cho chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Ngoại ngữ: Thường là tiếng Anh, nhưng có thể có các ngoại ngữ khác tùy theo trường và ngành học.
- Giáo dục thể chất (Giáo dục quốc phòng): Rèn luyện sức khỏe và các kỹ năng vận động.
- Toán cao cấp: Mở rộng kiến thức toán học đã học ở phổ thông, cung cấp công cụ toán học cho các môn học chuyên ngành.
**Một số môn đặc thù theo ngành:
- Sinh viên ngành Kinh tế: Sẽ học các môn như Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Thống kê, Tài chính...
- Sinh viên ngành Công nghệ thông tin: Sẽ học các môn như Lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính...
- Sinh viên ngành Y: Sẽ học các môn như Giải phẫu, Sinh lý học, Hóa sinh...
Tóm lại, sinh viên năm nhất học môn gì còn tùy thuộc vào chương trình của từng ngành (trừ những môn bắt buộc).
Sinh viên năm nhất học môn gì? Có quy định không? (Hình từ Internet)
Thử sức với những công việc Part-time
Nếu bạn đang thắc mắc sinh viên năm nhất nên làm gì? Thì có thể thử sức với các công việc làm thêm Part-time, đây là một trong những gợi ý cực hay cho các bạn sinh viên năm nhất. Việc này sẽ giúp bạn có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và có thêm nhiều bài học thực tế bổ ích.
Việc sinh viên làm thêm không hề hiếm gặp hiện nay, là sinh viên năm nhất đại học, bạn có thể lựa chọn các công việc khác nhau như: Gia sư, nhân viên phục vụ, giúp việc theo giờ, nhân viên bán hàng, trợ giảng,… Các bạn có thể thử sức với những công việc này để rèn luyện cho bản thân các kỹ năng mềm cần thiết cho sau này như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,… Các kỹ năng này sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình làm việc sau khi ra trường của bạn.
Khi bước vào năm nhất đại học, phần lớn các bạn sẽ sống xa gia đình. Bên cạnh đó, kiến thức mà giảng viên trên giảng đường truyền đạt chủ yếu mang tính trao đổi và giải đáp những thắc mắc liên quan. Do đó, để đạt được kết quả học tập tốt, ý thức tự học sẽ rất quan trọng. Các bạn hãy đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc tự học của mình.
Ngoài giáo trình chuyên ngành, các bạn nên dành thời gian để lên thư viện tìm đọc những tài liệu có liên quan đến quá trình học tập. Khả năng tự học tốt sẽ giúp bạn xây dựng tính chủ động hơn với các kiến thức chuyên ngành. Nhờ đó mà bạn có thể hiểu và nắm kiến thức rất nhanh ngay từ trên giảng đường.