Mong muốn giảm áp lực cho các trại giam
Học viện Tư pháp: Chủ động, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao
Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng đã góp phần thúc đẩy tư pháp tỉnh Quảng Bình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; các nội dung, chương trình công tác được triển khai đồng bộ, đi vào chiều sâu; tổ chức bộ máy được củng cố, kiện toàn, lề lối làm việc được đổi mới; tập thể luôn đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương và trách nhiệm; các lĩnh vực công tác và nhiều chỉ tiêu đã vượt so với kế hoạch. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, giai đoạn 2015-2020, Sở Tư pháp Quảng Bình đạt nhiều kết quả trong các lĩnh vực công tác, cụ thể: Đã thực hiện thẩm định 281 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tự kiểm tra 247 văn bản QPPL, kiểm tra theo thẩm quyền 305 văn bản QPPL; rà soát 1.529 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tổ chức hơn 190 hội nghị, cuộc họp cho 22.725 lượt người; in ấn, phát hành 273.846 tài liệu...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những thành tích của tư pháp tỉnh Quảng Bình đạt được trong giai đoạn 2015-2020. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, Tư pháp tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo về thi đua yêu nước; tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; nâng cao nhận thức trong toàn ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Nhân dịp này, Hội nghị đã tặng bằng khen cho 3 tập thể, 1 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015-2020; 5 tập thể, 6 cá nhân được Sở Tư pháp công nhận là điển hình tiên tiến cấp cơ sở giai đoạn 2015-2020.
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Trần Chí Tiến, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp phát động phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025 đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp với chủ đề: "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, liêm chính, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao giai đoạn 2020-2025”. Đồng chí cũng yêu cầu các tập thể và cá nhân công chức, viên chức, người lao động toàn đơn vị hưởng ứng, tổ chức thực hiện thực chất, có hiệu quả để phong trào thi đua thực sự là động lực mạnh mẽ góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Sáng nay 12.10 tại Hà Nội, VCCI đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10 và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022, có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư và trên 200 đại biểu doanh nhân.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, điểm nhấn của lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam là tôn vinh, trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 cho 60 doanh nhân, trong đó có 10 người được vinh danh TOP 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Anh hùng Lao động Thái Hương được chọn vinh danh trong TOP 10 Doanh nhân tiêu biểu năm 2022 và là một trong 6 doanh nhân tiêu biểu có thành tích, đóng góp xuất sắc trong phòng chống đại dịch Covid-19.
Theo thống kê của VCCI, doanh nghiệp của các doanh nhân TOP 10 này có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 rất ấn tượng: Tổng doanh thu gần 746 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 136 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 59 nghìn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 132 nghìn lao động.
Theo VCCI, danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam được khởi xướng từ năm 2006, trao tặng cho các doanh nhân có thành tích, cống hiến đặc biệt xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đóng góp xã hội, góp phần xây dựng doanh nghiệp cùng đất nước văn minh, thịnh vượng.
Điểm mới của năm 2022, các doanh nhân được lựa chọn vinh danh trong năm nay phải đáp ứng tiêu chí 6 chuẩn mực của Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Trong cộng đồng doanh nhân, bà Thái Hương được biết đến là người có khát vọng cống hiến mãnh liệt, đã thực hiện cách mạng sữa tươi sạch tại Việt Nam và ghi đậm dấu ấn với cách mạng dinh dưỡng người Việt. Đến nay, Tập đoàn TH đã xây dựng hệ sinh thái trên 130 sản phẩm sạch, hữu cơ.
Bà Thái Hương cũng kiên định thực hành đạo đức doanh nhân Việt với những đóng góp về kinh tế xã hội, tuân thủ pháp luật, minh bạch - liêm chính, sáng tạo, tôn trọng thiên nhiên và yêu nước, khát khao phụng sự vì sức khỏe và hạnh phúc đích thực của cộng đồng.
Bà Thái Hương cũng là doanh nhân tiên phong tìm ra “chìa khoá vàng” để phát triển nông nghiệp Việt Nam, đó là công nghệ cao kết hợp với khoa học quản trị đan xen vào nhau. Điển hình là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi, tổng đầu tư 1,2 tỉ USD với hệ thống trang trại hiện đại được Liên minh Kỷ lục Thế giới xác nhận năm 2020 là: Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới. TH đưa người nông dân thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất hàng hóa đạt chất lượng quốc tế, khiến họ có thể tự hào về đồng đất quê hương mình.
Thành công từ dự án này đã thúc đẩy bà Thái Hương tiếp tục đưa thương hiệu TH ra thế giới, kiến tạo những dự án ở Nga và Úc.
Chia sẻ quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp và thực hành đạo đức doanh nhân, bà Thái Hương cho rằng, triết lý nhân văn là ánh sáng dẫn đường, tỏa sáng cho thương hiệu. “Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã xác định 5 giá trị cốt lõi của sản phẩm TH, xây dựng cho TH thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế: “True Happiness - Hạnh phúc đích thực” mang tính nhân văn rõ rệt và vì sức khỏe cộng đồng. Tôi kiên tâm đi theo những giá trị đó trong bất cứ hoàn cảnh nào”, bà Hương nói.
Chiến lược phát triển bền vững được bà Thái Hương xác định ngay từ khi xây dựng thương hiệu, dựa trên sáu trụ cột: Dinh dưỡng-Sức khỏe, Môi trường, Con người, Giáo dục, Cộng đồng, Phúc lợi động vật. TH chú trọng canh tác hữu cơ, bảo vệ tài nguyên nước, tích cực sử dụng các nguồn năng lượng xanh, sáng lập và tham gia các tổ chức bảo vệ môi trường, thu gom và tái chế bao bì cũng như thực hiện hàng loạt hành động giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa sống xanh trong cộng đồng.
Ngoài kinh doanh, sản xuất, bà Thái Hương cũng là người tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện các chương trình an sinh xã hội lớn, các hoạt động xoá đói giảm nghèo, các chương trình góp phần cải thiện tầm vóc, thể lực thế hệ trẻ như Sữa học đường, Sức khỏe học đường quốc gia,... Đặc biệt, chung tay đẩy lùi Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, TH có nhiều hoạt động trao tặng sản phẩm, vật tư y tế, đóng góp vào quỹ Vắc-xin với tổng giá trị hỗ trợ 108 tỷ đồng.