FPT Hà Nội là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2006 và hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và học sinh. Với chất lượng đào tạo cao, cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học […]
[Mới nhất] 3 phương thức xét tuyển FPT năm 2024
Năm 2024, Trường Đại học FPT có 3 phương thức xét tuyển bao gồm xét xếp hạng trên trang SchoolRank, tuyển thẳng và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các phương thức xét tuyển FPT, quy trình, chỉ tiêu và hồ sơ đăng ký xét tuyển. Hãy cùng theo dõi nhé!
Các phương thức xét tuyển vào Trường Đại học FPT áp dụng cho các thí sinh có một trong các tiêu chí sau:
Cách xét tuyển FPT qua việc tra kết quả thi THPT
Đối với phương thức này, Trường Đại học FPT sẽ xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổng điểm tổ hợp môn Toán và 2 môn bất kì. Điểm xét tuyển sẽ được xếp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển khi đạt điểm chuẩn từng ngành của trường và điểm sẽ công bố cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tóm lại, việc áp dụng nhiều phương thức xét tuyển giúp tạo điều kiện cho thí sinh. Trong số các phương thức đó, xét tuyển học bạ FPT là một lựa chọn quan trọng, giúp thí sinh có thể dựa vào điểm học bạ để xét tuyển.
HỌC PHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HCM ÁP DỤNG CHO SINH VIÊN NHẬP HỌC MỚI NĂM 2024 HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Trường Đại học FPT trân trọng thông báo các mức học phí áp dụng cho sinh viên nhập học mới năm 2024 hệ đại học chính quy tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như sau:
1. Học phí Chương trình chính khóa
Số kỳ học: 9 học kỳ (bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp).
Thời lượng học mỗi kỳ: 4 tháng.
Từ học kỳ 1 đến học kỳ 3: 28,700,000 VNĐ/Học kỳ
Từ học kỳ 4 đến học kỳ 6: 30,500,000 VNĐ/Học kỳ
Từ học kỳ 7 đến học kỳ 9: 32,500,000 VNĐ/Học kỳ
Mức học phí trên áp dụng cho sinh viên nhập học mới năm 2024 hệ đại học chính quy của Trường ĐH FPT, theo QĐ 08/QĐ-CTGDFPT ngày 12/01/2024 Quy định tài chính sinh viên năm học 2024-2025 các hệ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục FPT.
2. Học phí Chương trình dự bị tiếng Anh
Dành cho các sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương với chuẩn TOEFL iBT 80 hoặc IELTS (Học thuật) 6.0 hoặc quy đổi tương đương. Những sinh viên đã có chứng chỉ chính thức theo các chuẩn trên được miễn học chương trình này. Những sinh viên khác được phân vào các mức học tương ứng với trình độ của mình thông qua bài kiểm tra xếp lớp đầu khóa học được tổ chức trước lễ khai giảng. Sinh viên cần đạt mức tiếng Anh cao nhất trước khi bắt đầu chương trình chính khóa.
Thời lượng học mỗi mức: 2 tháng.
3. Các khoản phí cần nộp khi nhập học
Sinh viên có thể nộp các khoản phí khi nhập học trực tiếp tại các Văn phòng tuyển sinh của Trường Đại học FPT hoặc nộp vào tài khoản của trường.
5. Thông tin tài khoản ngân hàng
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học FPT năm 2024
Năm 2024, trường Đại học FPT tuyển sinh với tổng chỉ tiêu là 14339 sinh viên với chỉ tiêu từng ngành như sau:
Bài viết trên đã tổng hợp thông tin chi tiết về 3 phương thức xét tuyển FPT năm 2024 và các bước đăng ký tuyển sinh vào trường. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức xét tuyển và đặt nguyện vọng phù hợp nhất cho kỳ tuyển sinh sắp tới.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các chương trình học bổng FPT thì vui lòng liên hệ với Đại học FPT (trường FPT) theo thông tin dưới đây để được tư vấn trong thời gian sớm nhất:
Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT
Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
1. Ở nhà con kén ăn lắm, học nội trú con ăn uống thế nào đây?
Khi ở nhà con luôn có “đầu bếp” riêng mang tên mẹ phục vụ tận bàn, được thay đổi menu thường xuyên mà vẫn kén chọn, hôm nay con không ăn thịt này, ngày mai con chẳng ăn rau kia đâu. Thực đơn của mẹ phụ thuộc vào sở thích ăn uống của con.
Đi học nội trú xa nhà, con chỉ có lựa chọn ăn cơm tại căng tin của nhà trường. Dù các món ăn phong phú, thực đơn đổi mới mỗi ngày nhưng sẽ không tránh khỏi câu chuyện không hợp khẩu vị và nhàm chán. Nhu cầu ăn uống của con phải thay đổi và theo tập thể.
Một suất cơm tự chọn tại căng tin FPT có giá từ 25.000 - 30.000 đồng, ngoài ra còn có các món bún phở, pizza, spaghetti…
Hơn hết, lịch trình học tập, tham gia các CLB, hoạt động ngoại khoá của học sinh sẽ dày kín tới 9h tối. Nếu không ăn uống đầy đủ sẽ chẳng có năng lượng để mà hoạt động. Chính bởi lẽ đó, các con chẳng có cơ hội kén ăn nữa, biết cân đối ăn uống, tự đảm bảo sức khoẻ.
2. Sống chung trong KTX liệu có “ổn” không?
Nhắc đến việc con mình phải ở chung phòng với rất nhiều các bạn khác, bố mẹ nào cũng tỏ vẻ ái ngại thấy rõ.
“Ở chung với nhiều người như vậy thì làm sao có không gian riêng tư?”
“Nhỡ xảy ra xung đột gì thì sao?”
“Ở nhà 1 mình 1 phòng còn bừa như “bãi chiến trường”, ở chung thế này thì…?”
Khác hoàn toàn với suy nghĩ của bố mẹ, học sinh FSchool ít xảy ra xung đột, chỉ mới nhen nhói một chút bất đồng đã bị các thầy cô quản nhiệm “dập tắt” ngay rồi. THPT FPT lại có những môn Quản lý cảm xúc, Nhận thức bản thân… con sẽ biết kiềm chế những cơn nóng giận và xử lý tình huống. Những xích mích nhỏ trong sinh hoạt là không thể tránh khỏi bởi ai cũng đều là những cá thể độc lập, bởi vậy để chung sống hoà thuận các bạn phải hạ cái tôi xuống và nhường nhịn nhau nhiều hơn.
Sống với nhau 24/24h, cùng sinh hoạt… học sinh FSchool gọi bạn bè là những người “anh em, chị em” chia sẻ từ những câu chuyện tình cảm, đến những thứ nhỏ nhặt đơn giản hơn như chai dầu gội, chai sữa tắm…
3. Tại sao không được dùng smartphone mà lại được dùng iPad, laptop?
Tại FSchool học sinh không được sử dụng smartphone, thay vào đó các bạn chỉ dùng các loại điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi. Việc này sẽ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của công nghệ vào đời sống hàng ngày, thúc đẩy môi trường giao tiếp cộng đồng của các con. Ở nhà, bố mẹ không quản nổi việc sử dụng điện thoại thông minh, nhưng nếu vi phạm nội quy của nhà trường chắc chắn các bạn sẽ bị xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, nhà trường lại khuyến khích học sinh dùng ipad và laptop, để các con có thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu học tập trên lớp như: Tìm kiếm thông tin, xây dựng slide bài thuyết trình, chỉnh sửa và dựng video minh họa bài học…
4. Không đi học thêm làm sao đảm bảo kiến thức được?
Trong triết lý cốt lõi của mình, tổ chức giáo dục FPT nói chung và THPT FPT nói riêng cho rằng, mỗi cá nhân là một “cỗ máy” học tập riêng, với khả năng tiếp thu và thế mạnh khác nhau. Bản thân phương thức giảng dạy các môn học ở FSchool đều đi theo hướng xây dựng cho học sinh kỹ năng tự học, tự đúc rút kiến thức… Các FSchoooler học bằng dự án, thuyết trình, làm phim, clip để khám phá thế giới tri thức và phát triển kỹ năng mềm.
Khi theo học tại FSchool các bạn học sinh sẽ được sắp xếp thời gian biểu để đảm bảo lượng kiến thức giáo viên truyền đạt trên lớp mà vẫn có các khung giờ tự học buổi tối, từ đó tạo thành thói quen tự giác trong việc học.
Bên cạnh đó, việc học thêm là không cần thiết, tuy nhiên không nên quá phụ thuộc. Nhà trường tổ chức những buổi học phụ đạo cho học sinh bị hổng kiến thức, hay các lớp học IELTS cho các bạn học sinh có nhu cầu cần thi lấy chứng chỉ.
5. 15 tuổi mà phải tự lo đời sống cá nhân, tự quản lý tài chính?
Nghe thật đáng sợ, hẳn các bậc phụ huynh rất lo lắng khi con tự cầm tiền xoay xở đời sống hàng ngày ở lứa tuổi này? Nhưng con càng tự lập sớm, càng được rèn luyện các kỹ năng mềm sớm thì hành trình phát triển bản thân sau này sẽ càng rộng mở và nhiều cơ hội.
Ở độ tuổi vô tư nhất, nhưng đôi khi cũng là “vô tâm”, các con dường như được bố mẹ làm cho từ A đến Z, đôi khi còn chẳng biết đồng tiền mà mình đang tiêu thật sự có giá trị như thế nào. Nhưng khi rời xa vòng tay của bố mẹ, đến với môi trường “sinh ra” là để tự lập, các em dường như trở thành một con người hoàn toàn khác.
Tự mình thức dậy và chuẩn bị mọi thứ để đi học; tự mình dọn dẹp phòng ở, tự giặt quần áo và khu nhà vệ sinh; tự mình “đắn đo” “mặc cả” để no bụng với số tiền cố định bố mẹ cho mỗi tuần.
Cho con không gian để tự khám phá bản thân, tự quyết định các vấn đề các nhân trong phạm vi kiểm soát của gia đình và nhà trường là cách tốt nhất để con trưởng thành, là sự can thiệp tích cực nhất cha mẹ có thể dành cho con. Bố mẹ cứ an tâm, khi được tự lập, con sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Trường THPT FPT là một trong số ít trường cấp 3 nội trú hướng đến sự phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nền tảng văn hóa vững chắc để học sinh bước vào giai đoạn quan trọng là học đại học/du học; xa hơn là để bước đi vững chắc trên đường đời…
Năm học 2019- 2020, trường tuyển sinh 2 đợt: Ngày 21/4/2019 và 19/5/2019.
Thông tin chi tiết xem thêm TẠI ĐÂY
Đại học FPT Hà Nội tọa lạc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất, Hà Nội – cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Khác hẳn với âm thanh đông đúc, ồn ào, náo nhiệt của còi xe chốn thủ đô, không khí tại Hòa Lạc trong lành, mát mẻ và yên tĩnh.
Tòa nhà hiệu bộ của ĐH FPT với 7 tầng có tổng diện tích sử dụng 11.065 m là công trình thiết kế giành giải Nhất kiến trúc xanh Việt Nam của KTS Võ Trọng Nghĩa và được vinh danh tại Festival Kiến trúc thế giới.
Không gian xanh cũng là đặc trưng của Đại học FPT: màu xanh của bầu trời, của từng hàng cây, thảm cỏ, điểm xuyết màu sắc vui tươi nổi bật của hoa.
Mặt tiền của tòa nhà được thiết kế ô vuông đặc rỗng so le nhau với cây xanh được trồng xen kẽ tạo nên sự giao hoà duyên dáng của những mảng màu xanh gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường.
Bước vào khu giảng đường, không gian mở tạo cảm giác rộng rãi và thư thái. Khả năng sử dụng nguồn sáng tự nhiên được tận dụng triệt để. Phòng học nhỏ có diện tích trung bình 50 m2 với đầy đủ điều hòa, wifi, máy chiếu.
Quy mô tối đa 30 sinh viên/lớp nhằm tăng cường sự giao lưu giữa giảng viên và sinh viên.
Phòng Lab chuyên dụng trang bị hệ thống máy tính hiện đại phục vụ cho việc thực hành của sinh viên
Thư viện của Đại học FPT với hàng nghìn đầu sách: từ sách giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành đến tạp chí khoa học, sách báo – truyện giải trí. Không gian thư viện rộng rãi, thoáng mát với những giá sách ngắn được xếp xen kẽ song song cùng với dãy bàn học tạo sự tiện lợi cho sinh viên mỗi khi tìm kiếm và nghiên cứu tại chỗ.
Bảo tàng Truyền thống – nơi sinh viên có thể tìm thấy những câu chuyện, những hiện vật gắn liền với chặng đường lịch sử phát triển của trường
Đại học FPT như một đô thị thu nhỏ với đầy đủ khu ký túc xá, căng tin, các dịch vụ thiết yếu: nhà ăn, phòng nghệ thuật đa chức năng Black Box, khu thể thao với sân bóng cỏ nhân tạo, nhà tập Vovinam, sân trượt băng, sân thể thao đa chức năng… giúp sinh viên có điều kiện tập trung học tập và trải nghiệm cuộc sống tập thể và tự lập.
Phòng tập Gyms hiện đại của sinh viên Đại học FPT
Sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại là địa điểm hấp dẫn, nhất là trong mùa giải bóng đá sinh viên.
Không cần phải lên tận Hồ Tây để chụp sen, sinh viên Đại học FPT có thể thỏa sức tạo dáng tại hồ sen rộng 2 ha ngay trong khuôn viên nhà trường. Ảnh: Lê Hoàng Anh.
Khuôn viên trường rộng lớn, mát mẻ là nơi sinh viên thường “tụ tập” họp nhóm, trò chuyện vào giờ nghỉ giải lao
Trường nằm ở ngoại thành và số lượng sinh viên khá đông, nên 6 khu KTX được xây dựng tiện nghi và hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu ở nội trú cho sinh viên. Mỗi phòng tiêu chuẩn từ 3-4 sinh viên với khu vệ sinh riêng, đặc biệt các phòng đều được trang bị bình nóng lạnh.
Căng tin của sinh viên FPT rộng mênh mông và thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ. Những chiếc bàn, chiếc ghế đủ sắc màu tạo nên một không gian rất sinh động và mới mẻ.
Trong căng tin còn có cả siêu thị mini với hơn 2000 mặt hàng – nơi mà bạn có thể mua thêm những vật dụng sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, khu dịch vụ còn có: tiệm cắt tóc, cửa hàng giặt là….
Sinh viên thường ăn trưa tại bếp ăn tập thể của nhà trường với các suất ăn khoảng 20.000 đồng/bữa. Hiện tại, sinh viên sử dụng thẻ điện tử thay cho việc phải mua phiếu ăn như trước.
Kết thúc một ngày “chiến đấu” cùng sách vở, sinh viên có thể thưởng thức đồ ăn vặt tại khu Phố Hàng Cóc mở cửa từ 4h30 chiều với nhiều món hấp dẫn: chè, nem chua rán, bánh gối, thịt nướng, trà sữa, bún riêu cua, bún ốc, bún cá… Nguồn ảnh: FU Photography.
Và không thể thiếu hoạt động thể thao tập thể vào chiều muộn trên sân bóng rổ của trường.